Vào ngày 28 tháng 3, một quan chức chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ rằng, quốc gia này đang lên kế hoạch điều chỉnh luật Ngoại hối và Ngoại thương, để khiến các sàn giao dịch tiền điện tử tuân theo điều khoản của luật này, vốn đang quản lý các ngân hàng.
Cụ thể, trong một cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản – Hirokazu Matsuno chia sẻ rằng, chính phủ đang lên kế hoạch giới thiệu một dự luật sửa đổi luật Ngoại hối, nhằm đưa sàn giao dịch tiền điện tử vào phạm vi có hiệu lực của luật này.
Đề xuất sửa đổi đang được tiến hành, nhằm ngăn chặn các quốc gia bị trừng phạt khỏi hành vi sử dụng tài sản kỹ thuật số “lách” lệnh trừng phạt.
Theo luật Ngoại hối sửa đổi, các sàn giao dịch tiền điện tử, cũng như các ngân hàng, sẽ được yêu cầu xác minh và gắn cờ các giao dịch có liên quan đến các cá nhân và nhóm người Nga bị trừng phạt.
Ông Fumio Kishida – Thủ tướng mới đắc cử của quốc gia này cũng đồng tình với đề xuất sửa đổi luật Ngoại hối. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các nước đồng minh phương Tây phối hợp với Nhật Bản để thi hành các luật mới.
Nhật Bản “mạnh tay” với Nga về tiền điện tử
Nhật Bản cùng với hầu hết các nước đồng minh phương Tây của họ, đã chỉ đạo nhiều lệnh trừng phạt tài chính để chống lại Nga, sau khi quốc gia này xâm lược Ukraine.
Điển hình như vào đầu tháng này, cơ quan quản lý tài chính tại Nhật Bản cũng yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử hạn chế giao dịch đối với các đối tượng bị trừng phạt.
Tuy nhiên, đề xuất sửa đổi luật của quốc hội sẽ đặt các sàn giao dịch tiền điện tử dưới sự cưỡng chế pháp lý, khiến họ phải chặn các giao dịch từ các quan chức, nhà tài phiệt, ngân hàng và các tổ chức khác của Nga bị trừng phạt.
Nguyên nhân khiến Nhật Bản cũng như các nước phương Tây thắt chặt quy định về giao dịch tiền điện tử xuất phát từ việc Nga ngày càng quan tâm đến thị trường tiền điện tử, và bình luận của các bộ trưởng quốc gia này gần đây.