Nhịp điệu thị trường 14h30
Vn-index mất vị thế khi bước vào phiên ATC hiện chỉ số này xuống còn 1475.71 điểm, quay về mốc khởi điểm của đầu phiên. Một ngày giao dịch đầy biến động lên xuống như tàu lượn. HNX-index khá tích cực khi vẫn duy trì được sức tăng của mình hiện chỉ số này đạt 468.31 điểm (tăng 5.36 điểm tương đương 1.16%)
Nhịp điệu thị trường 14h
Chứng khoán tiếp tục thể hiện sức mạnh khi các mã đua nhau neo trần và lực cầu vẫn dang cao khi SSI dư mua hơn 600 nghìn đơn vị.
Nhịp điệu thị trường 13h30
Xu thế tích cực quay trở lại sau giờ nghỉ trưa, VN-Index tăng cao nhất vào gần trưa và vượt 1.482 điểm. Chỉ số nhóm VN30 dù vẫn dưới tham chiếu, nhưng rõ ràng cũng góp phần đẩy VN-Index. HNX-Index cũng nhân cơ hội tăng cao, trước khi bước vào phiên chiều, có đáo hạn phái sinh.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục được nới rộng thêm. Sau SSI, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán khác như VND, WSS, VIX, APG… cũng được kéo lên mức giá trần.
Nhịp điệu thị trường 11h30
Tạm nghỉ phiên sáng, VN-Index tăng 6,06 điểm tương đương 0,41% lên 1.481,91 điểm. HNX-Index tăng 4,82 điểm hay 1,04% lên 467,77 điểm. UPCoM-Index tăng 0,92 điểm hay 0,82% lên 113,13 điểm.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 23.750 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 19.458 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 242 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Nhịp điệu thị trường 11h
Lực cầu nhanh chóng quay trở lại sau khi VN-Index giảm gần 9 điểm và điều này giúp chỉ số này hồi phục ngay sau đó. Các cổ phiếu như VRE, PNJ, BCM, BID, VIC, BVH… tăng giá và góp phần giữ nhịp thị trường.
Nhịp điệu thị trường 10h30
VN-Index bất ngờ giảm nhanh và sâu, xuống dưới đường tham chiếu sau 10h, rồi sau đó hồi lại về tham chiếu. Áp lực bán bất ngờ dâng cao và đặc biệt tập trung ở nhóm cổ phiếu thuộc nhóm VN30, trong đó, HPG giảm đến 3,2% xuống 49.750 đồng/cp và khớp lệnh 25 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, GAS giảm 1,4% xuống 115.700 đồng/cp, MBB giảm 1,2% xuống 28.350 đồng/cp.
Hiện tại rổ VN30 đang có đến 20 mã giảm giá, tất nhiên vẫn trừ ra 1 số ít tăng đáng chú từ đầu phiên như SSI, VIC, VRE, POW hay HDB, MBB. Ngân hàng góp nhiều cái tên trong nhóm giảm giá ở đây.
Dầu khí nhà PVN cũng được coi là có diễn biến tiêu cực sáng nay, với đa số cổ phiếu giảm giá, với mức giảm bình quân khoảng 1,5%. Các mã giảm đáng kể là GAS, BSR, DPM, CNG, PGS, PVC, PVG… Giá dầu Brent future hiện đã xuống dưới 80 USD/thùng, dù từng cao hơn 83 USD/thùng trong vòng 5 ngày qua.
Hiện tại, VN-Index giảm 4,29 điểm (-0,29%) xuống 1.471,56 điểm. VN30-Index giảm 8,52 điểm (0,56%) xuống 1.511,06 điểm.
Nhịp điệu thị trường 9h50
Chứng khoán SSI dự kiến chào bán xấp xỉ 497,4 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiệu hữu, tỷ lệ thực hiện quyền 2:1, giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chào bán theo mệnh giá tối đa đạt xấp xỉ 4.974 tỷ đồng. Cổ đông hiện hữu có quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu của mình cho người khác trong thời gian quy định. Hiện tại SSI đang kịch trần lên 49.500/cp
Thông tin Ông Nguyễn Văn Thuyết, em trai ông Nguyễn Đức Thụy (“bầu” Thụy – PV), Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank (HoSE: LPB) đăng ký bán toàn bộ 330.300 cổ phiếu LPB mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến từ 19/11 đến 18/12, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Nhịp điệu thị trường 9h30
Chuông mở cửa phiên giao dịch bắt đầu, sự phân hóa tiếp tục diễn ra ở nhóm cổ phiếu lớn. Trong khi đó dòng tiền tiếp tục chảy đến nhóm chứng khoán, thông tin về một số đơn vị lên phương án tăng vốn tiếp tục giúp nhiều cổ phiếu trong nhóm ngành này bứt phá. SSI tăng đến 5,3%, VND tăng 3,8%, VCI tăng 2,1%, ART và VIG đều được kéo lên mức giá trần. APS tăng 5,9%, TCI tăng 4,9%, AGR tăng 3,5%.
Bên cạnh đó, dòng tiền cũng hướng mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó, CEO, UNI, QCG hay ITA đều được kéo lên mức giá trần. DIG tăng 6,7%, TCH tăng 6,5%, ASM tăng 4,7%, OGC tăng 4,2%…
Trong khi đó, sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu thép và dầu khí. HSG giảm 2%, HPG giảm 1,6%, PVS giảm 1,7%, GAS giảm 1,2%.
Nhịp điệu thị trường thế giới
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Tư (17/11) khi nhà đầu tư cân nhắc kết quả lợi nhuận mạnh mẽ từ các công ty bán lẻ lớn trước những lo ngại về lạm phát kéo dài.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones rớt 211.17 điểm (tương đương 0.5%) xuống 35,931.05 điểm và thấp hơn mức cao kỷ lục 1.7%. Chỉ số S&P 500 lùi 0.2% xuống 4,688.67 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 0.3% còn 15,921.57 điểm. Cả 2 chỉ số này còn cách gần 1% để đạt mức cao kỷ lục. Dow Jones chịu sức ép bởi đà giảm 4.7% của cổ phiếu Visa.
Trước đó, thị trường đã ghi nhận phiên ngày 16/11 tích cực với cả 3 chỉ số chính đều tăng điểm sau khi dữ liệu kinh tế và kết quả kinh doanh của các công ty cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang gia tăng chi tiêu bất chấp giá cả leo cao. S&P 500 và Nasdaq Composite vẫn ghi nhận mức tăng từ đầu tuần đến nay, còn Dow Jones suy giảm.