Nhịp điệu thị trường 15h00
Về cuối phiên, áp lực bán mạnh khiến nhiều cổ phiếu lớn lao dốc nhanh hơn, gây sức ép lớn và khiến thu hẹp đà tăng của các chỉ số. PNJ giảm 3%, PDR giảm 3,1%, VJC giảm 1,3%, HPG giảm 1,2%, TCB giảm 0,6%, VHM giảm 0,40%.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,52 điểm (0,24%) lên 1.465,02 điểm. Toàn sàn có 258 mã tăng, 194 mã giảm và 50 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,6 điểm (1,29%) lên 438,24 điểm. Toàn sàn có 173 mã tăng, 70 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,44%) lên 109,66 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 34.905 tỷ đồng, giảm 0,82%, trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 0,54% xuống 28.405 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 800 tỷ đồng trên HoSE.
Nhịp điệu thị trường 14h30
Cổ phiếu thuộc ngành sản xuất thiết bị, thủy sản, dầu khí bay cao. Trong đó, ngành dầu khí tăng như lên đồng, chứng kiến màn tăng trần của các mã PLX, PSH, CNG.
Kéo chỉ tăng 7.88 điểm lên mức 1,469.15 điểm. Tính đến 14h20, số lượng cổ phiếu tăng kịch trần gia tăng lên con số 84. Dường như một con sóng ngầm của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa đang nổi cuộn trên sàn chứng khoán.
Nhịp điệu thị trường 13h30
Tiếp tục phiên giao dịch 10/11 Vn-index nới rộng đà tăng, kéo chỉ số tăng 6,6 điểm (0,45%) lên 1.468,1 điểm. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,07%) lên 437,27 điểm. UPCoM-Index tăng 0,33 điểm (0,3%) lên 109,51 điểm.
Nhóm thép vẫn là gốc cây chắn đường, gây lực cản lên khả năng tăng điểm của VN-Index. HPG giảm 2.1% là cổ phiếu tác động tiêu cực lên chỉ số này. Thêm đó, ngành tài nguyên cơ bản (trong đó cổ phiếu thép chiếm chủ đạo) cũng là ngành trì trệ nhất trong chỉ số.
Nhịp điệu thị trường 11h30
Tạm nghỉ phiên sáng 10/11 VN-INDEX lên 1462.52 (tăng nhẹ 1.02 điểm tương đương 0.07%). HNX-INDEX lên 433.73 (tăng 1.09 điểm hay 0.25%). UPCOM xuống 109.11 (giảm nhẹ 0.07 điểm hay 0.06%).
Thanh khoản VN-index giao dịch 571,960,933 CP đạt 16,974.602 tỷ. HNX-index giao dịch 96,328,214 CP đạt 2,667.793 tỷ. UPcom giao dịch 77,627,411 CP đạt 1,700.074 tỷ
Khối ngoại bán ròng gần 600 tỷ, riêng sàn HoSE hơn 560 tỷ. Cổ phiếu PAN tiếp tục bị khối này bán nhiều nhất khi hơn 9 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong phiên sáng nay thuộc về JHPG với hơn 25 triệu cổ phiếu
Dòng tiền phiên nay thấp hơn phiên trước gần 1000 tỷ. Nhóm dầu khí đnag hút tiền mạnh nhất
Nhịp điệu thị trường 11h00
HHV tăng 4,9% lên 23.600 đồng/cp và khớp lệnh 5,8 triệu cổ phiếu. Vướng mắc về cơ chế tài chính liên quan đến phân bổ chi phí lãi vay dự án BOT vừa được giải quyết được cho là sẽ giúp tạo thêm niềm tin để cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tư vào HHV.
Dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng. Trong đó, các mã như DCR, SDJ, L12, XMC, SDC, MBG, CMC… đều được kéo lên mức giá trần.
Nhóm bảo hiểm đang ngụp lặn trong biển lửa BVH mất 1,1%, BMI mất 1,3%, BIC mất 1,3%PRE mất 2%, VNR mất 1,2%, MIG mất 0,6%, PTI và PVI dừng ở tham chiếu, duy nhất có BLI tăng 1,8%
Nhóm dầu khí vẫn trải hoa khi toàn ngành chìm trong sắc xanh, PLX tăng kịch trần lên 58.300/cp
Nhịp điệu thị trường 10h10
Cổ phiếu VMD lao dốc khi chủ tịch công ty này bị bắt với lý do thao túng đè giá đấu thầu đất. Đây cũng là cổ phiếu từng gây sốt khi kéo trần 18 phiên liên tiếp từ giá 26.000/cp lên 87.000/cp tăng gấp 3 lần giá trị trong chưa đầy 1 tháng.
***Điểm tin doanh nghiệp 10/11: MBG, VMD, STB ( Sacombank)***
Nhóm ngân hàng le lói sắc xanh, nhóm này vẫn cho thấy sức ì khá lớn, nhà đầu tư chưa thể kỳ vọng vào đà tăng trưởng trong quý 4 của ngành này. Giao dịch trong ngắn hạn thêm lực chốt lời gia tăng như quy luật T3 trong thời gian này, đẩy giá lên xuống như tàu lượn. Phiên nay ghi nhận có MBB tăng 0,3%, PGB tăng 0,4%, STB, HDB và EIB tăng tốt với 1,5% – 2%
Nhịp điệu thị trường 9h30
Mở của phiên giao dịch 10/11 khá trầm lặng. Các chỉ số vốn hóa lớn, đại diện thị trường đi quanh quanh tham chiếu. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu tăng trần vào đầu phiên (25 mã) vượt xa so với số cổ phiếu giảm kịch biên độ (5 mã).
Hai mã thuộc họ nhà ”VIN” với vốn hóa lớn nhất ngành bất động sản là VIC và VHM đều đỏ giá, nhưng mức giảm cũng không quá đáng kể.
Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí dậy sóng. Nổi bật có GAS nhích 1.09%, BSR tiến 3.29%, PVS tăng 3.77%, PVC đi lên 3.69% và sắc xanh cũng lan tỏa trong các mã còn lại của ngành.
Nhìn về tổng thể thị trường xu hướng chưa tỏ rõ đường đì. Giá trị giao dịch tại HoSE vượt 2 ngàn tỷ đồng và HNX là trên 570 tỷ đồng.
Trong suốt 5 ngày giao dịch gần nhất từ 03-09/11, khối ngoại đều mua ròng tại HOSE. Dù giá trị mua ròng không lớn, đây cũng là sự hỗ trợ cho việc chỉ số VN-Index leo lên các mốc điểm kỷ lục. Trong phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 14 tỷ đồng trên tam sàn HOSE, HNX, UPCoM
Nhịp điệu thị trường thế giới – rực lửa
Chỉ số S&P 500 chứng kiến phiên giảm điểm đầu tiên trong 9 phiên vào ngày thứ Ba (09/11), khi nhà đầu tư chốt lời sau đà leo dốc tháng 10 và chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng sắp tới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 mất gần 0.4% còn 4,685.25 điểm. Chỉ số Dow Jones lùi 112.24 điểm (tương đương 0.3%) xuống 36,319.98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite rớt 0.6% xuống 15,886.54 điểm.
Cả 3 chỉ số đều giảm từ mức cao kỷ lục. S&P 500 vào ngày 08/11 đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục lần thứ 64 trong năm và ghi nhận phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp – chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 4/2019.
Vào ngày thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá sản xuất PPI tháng 10 tăng 0.6% so với tháng trước, khớp với dự báo từ Dow Jones. Tuy nhiên, giá bán buôn trong tháng 10 đã vọt 8.6% so cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng hàng năm nóng nhất được ghi nhận trong gần 11 năm.
Cổ phiếu Tesla giảm 12% trong ngày 09/11, đánh dấu 2 ngày giảm liên tiếp sau khi CEO Elon Musk đề xuất bán 10% cổ phần tại gã khổng lồ xe điện này. Đây là cú giảm mạnh nhất trong năm 2021 của cổ phiếu Tesla và nối tiếp đà lao dốc gần 5% trong ngày 08/11.
Đà giảm của cổ phiếu Tesla diễn ra sau vài ngày biến động mạnh của gã khổng lồ xe điện này. Mọi chuyện khởi đầu khi ông Musk hỏi những người theo dõi trên Twitter rằng liệu ông có nên bán 10% cổ phần của ông tại Tesla. Theo thông tin từ Insider, Michael Burry – nhà đầu tư nổi danh sau bộ phim “Bán khống” (The Big Short) – cho rằng ông Musk có thể muốn bán cổ phiếu để chi trả nợ cá nhân. Phải chăng lại một chiêu bẻ lái như ông đã làm với tiền điện tử