Thị trường điều chỉnh trong tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm khá mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.217,3 điểm, tương ứng giảm 66,78 điểm (-5,2%) so với tuần trước, bên cạnh đó, HNX-Index cũng giảm 26,38 điểm (-8,61%) xuống 280,06 điểm, UPCoM-Index giảm 6,62 điểm (-7,06%) xuống 87,1 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 19.497 tỷ đồng/phiên, giảm 3,5% so với tuần trước, trong đó, tổng giá trị khớp lệnh bình quân đạt 17.877 tỷ đồng/phiên.
Giao dịch trên thị trường diễn ra tiêu cực và nhiều nhóm ngành cổ phiếu lao dốc. Tại top 30 vốn hóa toàn thị trường chỉ có 6 mã tăng, trong khi có đến 23 mã giảm giá. Hai vị trí đứng đầu về mức giảm giá trong nhóm này thuộc về hai mã ngành ngân hàng là MBB của Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ) và CTG của VietinBank ( HoSE: CTG ) với mức giảm lần lượt 15,3% và 13,1%. Bên cạnh đó, hai mã cũng giảm trên 10% là GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ( HoSE: GVR ) và VGI của Viettel Global ( UPCoM: VGI ).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu GAS của PV GAS ( HoSE: GAS ) tăng mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với 12,9%. Tiếp sau đó, SSB của SeABank ( HoSE: SSB ) và DGC của Hóa chất Đức Giang ( HoSE: DGC ) tăng lần lượt 8,2% và 4%.
Giảm giá
Tại sàn HoSE, hàng loạt cổ phiếu có yếu tố đầu cơ cao giảm rất sâu. SJF của Đầu tư Sao Thái Dương ( HoSE: SJF ) giảm giá mạnh nhất với 30,2%. Trong tuần, SJF có trọn vẹn cả 5 phiên giảm sàn từ mức 9.100 đồng/cp xuống chỉ còn 6.350 đồng/cp.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
DIG của DIC Corp ( HoSE: DIG ) đứng thứ 2 trong danh sách giảm giá sàn HoSE với 30,1%. DIC Group vừa có văn bản gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông chốt từ ngày 31/5 đến 16/6. Lý do đưa ra là cập nhật cơ cấu cổ đông. DIC Corp cam kết sẽ tuân thủ đúng các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như các quy chế do VSD ban hành khi nhận được danh sách cổ đông..
Đáng chú ý trong danh sách giảm giá mạnh sàn HoSE có VND của VNDirect ( HoSE: VND ) với mức giảm gần 30%.
Ở sàn HNX, cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc về HDA của Hãng sơn Đông Á ( HNX: HDA ) với 37,4%. Ngày 15/6 vừa qua, HDA tiến hành giao dịch bổ sung 11,5 triệu cổ phiếu, đây là lượng cổ phiếu được phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá chào bán 10.000 đồng/cp.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX. |
Tiếp sau đó, cổ phiếu BII của Louis Land ( HNX: BII ) tiếp tục giảm gần 36% chỉ sau một tuần giao dịch.
Cổ phiếu giảm mạnh nhất thị trường thuộc về VTS của Gạch Ngói Từ Sơn ( UPCoM: VTS ) với mức giảm lên đến 52,8% chỉ sau một tuần giao dịch. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh sàn UPCoM đều nằm trong diện thanh khoản thấp.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM. |
Tăng giá
Cổ phiếu BBC của Bibica ( HoSE: BBC ) – – đơn vị thành viên Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) tăng giá mạnh nhất sàn HoSE với 19,4%. Các cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng có một tuần giao dịch tích cực khi những cái tên như VSH của Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh ( HoSE: VSH ), PC1 của Tập đoàn PC1 ( HoSE: PC1 ), HDG của Tập đoàn Hà Đô ( HoSE: HDG ) và GEG của Điện Gia Lai ( HoSE: GEG ) đều nằm trong danh sách tăng giá mạnh sàn HoSE.
|
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE. |
Ở sàn HNX, cổ phiếu THD của Thaiholdings ( HNX: THD ) đứng đầu danh sách tăng giá với 38%. Ông Nguyễn Đức Thụy, em trai Chủ tịch Thaiholdings Nguyễn Văn Thuyết hoàn tất bán toàn bộ 87,4 triệu cổ phiếu THD tương đương 25% vốn theo phương thức thỏa thuận trong ngày 13/6. Sau giao dịch, ông không còn là cổ đông tại doanh nghiệp mà mình sáng lập. Ông Thụy thôi chức Chủ tịch HĐQT Thaiholdings từ ngày 29/2/2020. Hiện nay, ông Thụy là Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank ( HoSE:LPB ) và sở hữu 2,8% vốn ngân hàng này với 41,8 triệu cổ phiếu LPB.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX. |
Hai mã khác cũng tăng giá trên 20% ở sàn HNX là SFN của Dệt lưới Sài Gòn ( HNX: SFN ) và DPC của Nhựa Đà Nẵng ( HNX: DPC ).
Tại sàn UPCoM, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là KLM của Kim loại màu Nghệ Tĩnh ( UPCoM: KLM ) với mức tăng lên đến 65,5%. Toàn bộ các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn UPCoM đều nằm trong diện thanh khoản rất thấp.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM. |