Một nền kinh tế tăng trưởng tốt đôi khi lại là một điều nguy hiểm
Thời kỳ đầu đại dịch Covid-19, tỷ lệ người Mỹ nợ thẻ tín dụng tụt giảm. Nguyên nhân đến từ tình trạng giãn cách buộc người Mỹ phải ở trong nhà và không chi tiêu như cách họ vẫn thường làm, người dân nhận được các đợt hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp, chính điều này đã tạm thời cắt giảm các hóa đơn thẻ tín dụng trước đó.
Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh đã tạm thời bước vào giai đoạn ổn định, tỷ lệ tiêm chủng tăng cao, người Mỹ dần trở lại cuộc sống hàng ngày, lúc này, chi tiêu tiêu dùng đang tích cực trở lại. Như 1 lẽ tất yếu, con số dư nợ trên bảng sao kê sẽ xuất hiện!
Trong tháng 7/2021, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 4,2%. Sức tiêu dùng tăng mạnh trở lại, 42% những người mắc nợ thẻ tín dụng (tương đương 59 triệu người Mỹ) chia sẻ rằng số dư nợ trong thẻ tín dụng đã “phát sốt”.
Nền kinh tế phục hồi tăng trưởng tốt đôi khi lại là 1 điều nguy hiểm. Người Mỹ đã có 1 lịch sử vay nợ quá đà mỗi khi nền kinh tế xuất hiện những yếu tốt tích cực. Chưa kể, kinh tế tăng trưởng tốt thường đi kèm với lãi suất tăng, khiến cho các khoản vay thế chấp, nợ thẻ tín dụng, và các khoản vay khác trở nên đắt đỏ hơn.
Ted Rossman – nhà phân tích ngành cấp cao của Bankrate cho hay việc kết thúc các đợt kích thích tài chính, mở rộng chương trình trợ cấp thất nghiệp và lệnh cấm trục xuất không phải là dấu hiệu tốt cho việc quản lý nợ cá nhân. Nhất là trong bối cảnh tương lai gần, FED đã ra động thái sẽ nâng dần lãi suất. Người Mỹ lúc này có đang tự đặt mình vào lối đi nguy hiểm?
Những con số gần đây nhất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York nói lên 1 thực trạng đáng báo động, hóa đơn thẻ tín dụng đã tăng 17 tỷ USD trong quý II/2021 đạt 790 tỷ USD trên cả nước, và đây là con số tăng đầu tiên sau 4 quý giảm liên tục. Dẫn đầu là ở vùng phía Bắc nước Mỹ tăng 33 tỷ USD với các khoản vay ô tô, nợ thế chấp tăng 282 tỷ USD. Tổng số các hộ gia đình nợ 14.960 tỷ USD, trung bình mỗi quý tăng 2,1%.
- Lãi suất thẻ tín dụng neo trực tiếp vào lãi suất cơ bản FED đưa ra, lãi suất cơ bản tăng thì lãi dư nợ thẻ tín dụng tăng lên tương tự sau 1-2 tháng. Đây là nỗi lo tài chính lớn nhất với người Mỹ. Tuy nhiên, để khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, FED vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% sau 12 lần duy trì, đồng thời phát đi tín hiệu sẽ điều chỉnh lãi suất ngắn hạn trong tương lai.
Những khoản nợ thẻ tín dụng khác nhau
Tất nhiên, không phải các khoản nợ thẻ tín dụng đều giống nhau và đây không phải điều xấu. Việc gia tăng các khoản nợ thế chấp đến từ một bộ phận đăng ký mua nhà với mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử – điều này khiến nhiều gia đình thở phào khi nhìn vào bảng cân đối kế toán chi tiêu.
Song dư nợ thẻ tín dụng thực sự nguy hiểm nếu người tiêu dùng không thoát ra được vòng quay số dư khi lãi suất vòng nợ tăng cao ngất người trung bình trên 16%. Thêm vào đó là các khoản phí chậm trả đúng hạn hoặc các khoản thanh toán bị bỏ lỡ.
Trong 1 cuộc khảo sát gần đây của công ty bất động sản Clever, trong gần 1/5 dân số nợ thẻ tín dụng, có 18% người có hóa đơn trên 20.000 USD (gần 500 triệu đồng), trong đó 40% người có số dư hàng tháng không nợ, 15% người đau đầu trả nợ trong vòng 15 năm.
Nợ nần kéo dài có thể khiến mọi người cảm thấy khủng hoảng, cụ thể, 1/3 người nợ thẻ tín dụng nghĩ rằng mình chỉ mất vài năm để trả nợ, 20% quả quyết sẽ mất trên 3 năm để trả nợ, 3% còn lại bất lực và không biết khi nào có thể trả hết nợ.
Ở một hướng khác, theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, mặc dù các hóa đơn thẻ tín dụng đang tăng trở lại nhưng tổng số tiền dư nợ vẫn thấp hơn 140 tỷ USD so với năm 2019. Khoản nợ vay dành cho sinh viên giảm xuống 14 tỷ USD trong quý II.
Các khoản tiết kiệm cá nhân vẫn có xu hướng tăng cao trong khi mức độ tiết kiệm giảm dần. Quả bom tiêu dùng bùng nổ sau 1 thời gian bị kìm hãm khiến tất cả những gì mọi người tích góp đều bị đảo ngược.
Rossman nói: “Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể giữ con số dư nợ thẻ tín dụng thấp hơn bởi đây là món nợ rất đắt”.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn Reuters)