Nỗi sợ là một điều tốt, bỏ qua những tín hiệu tiêu cực có thể làm bạn mất tiền
Chứng khoán Mỹ đang phục hồi trở lại sau khi chỉ số trung bình của Ngành công nghiệp Dow Jones giảm 1.8% vào ngày hôm qua – cú giảm lớn nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Theo dữ liệu của CoinGecko, tài sản tiền điện tử cũng đang ổn định sau khi vốn hóa thị trường tiền điện tử tụt 10% vào hôm qua.
Bất chấp quy môn của sự sụt giảm, điều mà nhiều nhà đầu tư đã trải qua ngày hôm qua chỉ là sự điều chỉnh hơn là một cú sốc. Chúng ta đã cực kì điềm tĩnh trong lúc thị trường chứng khoán tăng trưởng suốt 18 tháng qua và cả khi thị trường tiền điện tử thách thức các mô hình lịch sử để phục hồi từ mốc đỉnh của tháng 4. Miễn là chúng ta vẫn duy trì sự bình tĩnh, có thể bạn không quá stress trong hoàn cảnh này
Nhưng có lẽ bạn không nên như vậy
Suy cho cùng thì sự sụt giảm có thể bắt nguồn từ sự lo ngại về những tác động không rõ ràng của chỉ số cơ bản và nguồn lực tiêu cực. Và nó có thể đi nhiều hướng khác nhau trong thời gian tới. Các khoản nợ của Evergrande không tự nhiên biến mất, các biến chủng Delta của Virus Corona cũng vậy. Điều đó sẽ làm thị trường khó chịu trong vài tháng tới.
Đây là thời điểm thích hợp để nói về nỗi sợ và vai trò của nó trong việc đầu tư. Trong văn hóa Mỹ, nỗi sợ bị coi như là một cảm xúc không đáng có, là biểu hiện của sự yếu đuối, sự thất bại của nhân cách. Cụ thể hơn trong thị trường tiền số, nỗi sợ còn bị chỉ trích nặng nề hơn, nó được gói gọn trong cụm từ “FUD”.
“FUD” là viết tắt của “Fear, Uncertain, and Doubt”, có nghĩa là “Nỗi sợ, Không chắc chắn và Nghi ngờ”. Nó thường được dùng bởi những con người không muốn đối mặt với những câu hỏi khó chịu hay những tin tức khó chịu. Một báo cáo đơn giản về tin tức tiêu cực rõ ràng như vụ kiện của Ủy ban Chứng Khoán và Giao dịch Hoa Kỳ chống lại hành vi gian lận, hoặc là một sự thật đáng lo ngại (như là dự trữ của Tether). Những thông tin như vậy thường bị bác bỏ bởi những người trong lĩnh vực tiền điện tử và cho nó là “FUD” và không đáng để quan tâm.
Những thái độ như vậy có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn. Hãy thử tưởng tượng rằng nhà đầu tư đó đang đầu tư vào Evergrande và bắt đầu nghe những thông tin về khoản nợ mà công ty đó phải gánh từ một năm trước, và bác bỏ những lo ngại đó và cho nó là “FUD”. Evergrande là một tập đoàn bất động sản lớn và nổi tiếng ở Trung Quốc, nên có lẽ rất nhiều nhà đầu tư làm y hệt như vậy.
Giá cố phiếu của Evergrande đã giảm 83% trong vòng 12 tháng qua.
Nỗi sợ, sự không chắc chắn và nghi ngờ là xuất phát điểm cho những tư duy phản biện và xây dựng lập điểm vững chắc hơn. Nó là trạng thái cảm xúc của mỗi con người để chúng ta phòng tránh những rủi ro ngớ ngẩn và bị ăn thịt bởi “hổ răng kiếm”. Họ ngụ ý những câu hỏi cần câu trả lời trong đầu (“trong bụi đó có con hổ nào không”). Nó không phải là những sự tiêu cực quá (“Các con hổ ở khắp mọi nơi”). Tóm tắt lại, nếu bạn quan tâm về rủi ro và nhớ là thị trường luôn có lúc đi xuống thì bạn sẽ biết lo sợ.
Nhưng để rõ ràng hơn, có những kiểu nỗi sợ rất tồi tệ – cụ thể là hoảng loạn. Một bài học quan trọng cho những nhà đầu tư cá nhân sau khi thị trường hồi phục ngày hôm nay là ĐỪNG BAO GIỜ bán tháo trong hoảng loạn. Về mặt lý thuyết, có thể bạn sẽ nghĩ là bạn tiết kiệm được một số vốn và sẽ quay trở lại một tài sản trong lúc nó chạm đáy hoặc hồi phục. Nhưng canh thời gian cho những động thái ấy thật sự là một canh bạc.
Điều đó thật sự đúng trong thời điểm hiện tại. Với số tiền tràn ra khỏi túi của các nhà đầu tư, sự sụt giảm có thể được đáp lại bởi một số người “sẵn sàng mua vào”. Một nửa số người mua, ít nhất là ở Chứng khoán Hoa Kỳ, là những robot thiên tài toán học được kết nối trực tiếp với Sở giao dịch chứng khoán New York bằng cáp quang. Và anh bạn à, bạn sẽ không thể đánh bại được chúng chỉ bằng tài khoản Fidelity. Đó là một lí do mà những nhà đầu tư cá nhân thường mất tiền
Một cách khác để nghĩ về sự khác biệt của nỗi sợ và hoảng loạn là cách mà nó biểu hiện trong một tình huống rủi ro nhẹ. Giả dụ như một ngày leo núi ở khu rừng, nỗi sợ sẽ khiến bạn chuẩn bị đầy đủ nước, áo mưa, thuốc xịt côn trùng, và la bàn để đề phòng những trường hợp xấu nhất.
Mặt khác sự hoảng loạn có thể khiến bạn trượt chân rơi khỏi vách núi trong lúc một con ong bay vào mặt bạn.
Điều tôi muốn nói là nỗi sợ thực chất ngăn sự hoảng loạn phản ứng. Nếu bạn đã tiếp nhận thông tin về sự lo lắng của thị trường về Evergrande, có lẽ bạn đã ở chung thuyền với những chuyên gia và những nhà giao dịch với tần suất cao, những người đã bán thành công vào ngày thứ 2 đầu tiên và mua lại thành công ở đáy (Nhắc lại một lần nữa, đừng thử điều đó tại nhà)
Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản là ngăn chặn mọi tin tức tiêu cực thì bạn sẽ là một trong những người nhìn thấy tiêu đề về những nhà phát triển Bất động sản Trung Quốc vào 11h sáng theo giờ phương Đông. Và bạn sẽ bán ở đáy như một đứa trẻ thành thị sợ bị ong đốt vậy.
Vì vậy hãy tiến lên phía trước, và biết sợ hãi. Vì về lâu dài , sự sợ hãi sẽ giúp cho bạn vượt lên phía trước.
TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.