WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng lạm phát đình trệ.
Nỗi sợ lạm phát đình trệ
Vào ngày 8/6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022, từ 4,1% xuống còn 2,9% trong năm 2022. WB đưa ra lời cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine đã khiến tình trạng suy thoái kinh tế ngày một trầm trọng hơn kể từ sau đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia phải đối mặt với những khủng hoảng mới.
WB nói trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, cuộc xung đột ở Ukraine đã nhấm mạnh thêm cơn đau suy thoái toàn cầu, nhiều quốc gia phải đối mặt với 1 giai đoạn kém tăng trưởng với con số lạm phát leo thang.
Chủ tịch WB David Malpass cho biết tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống 2,9% vào năm 2022 và 1,5% vào năm 2023 – thấp hơn đáng kể so với mức 4,1% đã được dự đoán hồi tháng 1 vừa qua, tăng trưởng bình quân/người sẽ gần bằng 0 nếu các rủi ro liên tiếp xảy ra.
Chiến tranh đang khiến tốc độ tăng trưởng toàn cầu bị ảnh hưởng, Trung Quốc với chiến dịch phong tỏa chống Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn và có thể gây ra nguy cơ lạm phát đình trệ – cơn ác mộng năm 1970.
Tăng trưởng chậm kéo dài sẽ khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới lo ngại. Chỉ số lạm phát đang đạt đỉnh cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhiều nguy cơ cảnh báo lạm phát sẽ không dừng lại trong thời gian tới.
Chủ tịch Malpass cho biết trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2024, tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại đáng lo ngại, chúng ta sẽ thấy được thế giới mới giai đoạn 1976-1979 – điều không ai muốn chứng kiến thêm bất kỳ 1 lần nào nữa.
Việc tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát trong những năm 1970 đã khiến thế giới rơi vào kỷ băng suy thoái gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 1982, không chỉ các nền kinh tế mới nổi, ngay cả những cường quốc cũng không thể tránh khỏi cơn đau dai dẳng.
Mối đe dọa lớn
Giám đốc WB Ayhan Kose chia sẻ rằng: “Chúng ta đang đối mặt với 1 mối đe dọa thực sự”, việc thắt chặt chính sách tài chính có thể khiến nhiều quốc gia bước vào cánh cửa vỡ nợ lớn chưa từng có kể từ những năm 1980.
Giá USD và dầu thô của Mỹ liệu có thể khiến tình hình cải thiện.
Để giảm thiểu rủi ro, các nhà chính sách nên đẩy nhanh việc sản xuất cung ứng lương thực để tránh xảy ra cơn đói dài trên toàn lãnh thổ. Vấn đề năng lượng cần được quan tâm khi châu Âu sẽ phải đối mặt với thách thức sau khi “cai nghiện dầu khí” từ Nga. Ngoài ra, các quốc gia cần tránh các hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu để không cho giá dầu và lương thực tăng cao.
Lạm phát toàn cầu sẽ không neo cao trong những năm tới nhưng tăng trưởng toàn cầu dự kiến giảm mạnh vào năm 2023 sau khi đạt 5,1% vào năm 2021.
Cụ thể, tăng trưởng của cường quốc Mỹ đã giảm xuống 2,5% vào năm 2022, khu vực eurozone cũng không tránh khỏi vòng giảm đà.
Nền kinh tế thứ 2 thế giới – Trung Quốc ghi nhận dự báo tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 (năm 2021 Trung Quốc tăng trưởng 8,1%).
Nền kinh tế khu vực châu Âu (không tính Tây Âu) và Trung Á sẽ có tăng trưởng giảm 2,9%. Đối với Ukraine, WB dự kiến tăng trưởng giảm 45,1%, còn với Nga ghi nhận tăng trưởng 8,9%.
Các quốc gia hưởng lợi từ “cuộc chiến” xăng dầu sẽ có mức tăng trưởng đạt 5,3% vào năm 2022, trong khi Nam Á sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 5,8% vào năm 2023.