Cùng với Bitcoin, Onecoin từng là một trong những đồng tiền điện tử hấp dẫn nhất thế giới. Tại sao dự án bị gán mác lừa đảo này vẫn có nhiều nhà đầu tư nhảy vào? One coin là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
One coin là gì? Rõ ràng đã rất nhiều người biết One coin là gì, nhưng tại sao tự án này vẫn thu hút không ít nhà đầu tư tham gia? Lý do có thể là bởi lãi suất mà dự án để đưa ra cực khủng. Cùng với đó là chương trình quảng cáo rầm rộ.
Đầy tư vào tiền điện tử có thể xem như một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Thế giới tiền điện tử hiện có khoảng 12,000 loại coin, với giá trị thị trường biến động mạnh, nhà giao dịch có thể lãi khủng hoặc có thể phải đối mặt với khoản lỗ lớn. Các dự án tiền điện tử liên tục mọc lên như nấm sau mưa.
Một đặc điểm chính của thị trường tiền điện tử là tính biến động lớn và không ai muốn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo. Tuy nhiên, trong lịch sử vài năm gần đây, các vụ lừa đảo từ quy mô nhỏ đến lớn luôn song hành cùng sự phát triển của tiền điện tử và OneCoin là một trong những thương vụ lừa đảo khét tiếng nhất.
Những người đứng đầu dự án OneCoin đã lừa đảo khoảng 4 tỷ USD từ các nhà đầu tư trên khắp thế giới.
OneCoin là gì?
OneCoin là một mô hình lừa đảo Ponzi – một chiêu lừa đảo gian lận đầu tư, hứa hẹn tỉ lệ lợi nhuận cao với ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Tiến sĩ Ruja Ignatova là người đã sáng lập ra OneCoin năm 2014. Dự án này đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư chỉ trong khoảng thời gian 2 đến 3 năm.
Với thông điệp lợi nhuận hấp dẫn, Ruja đã thuyết phục được nhà đầu tư từ 175 quốc gia trên thế giới để mua gói tài liệu và token OneCoin. Nhà đầu tư được hứa hẹn cơ hội trở nên giàu có và mắt xích quan trọng trong dự án OneCoin. Đáng buồn là, dự án này đã nhanh chóng bóp nát ước mơ giàu có của những nhà đầu tư.
Dù dưới danh nghĩa tiền điện tử, OneCoin không có nền tảng blockchain hỗ trợ đằng sau. OneCoin sử dụng chiêu tiếp thị đa cấp (MLM) để khuyến khích mọi người bán hàng cho bạn bè và gia đình. Dự án không được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử mà sử dụng nền tảng riêng. Cách duy nhất để đổi OneCoin sang bất kỳ loại tiền tệ nào khác là OneCoin Exchange, thị trường nội bộ dành cho các thành viên.
Năm 2017, các cơ quan thẩm quyền trên thế giới có hành động với dự án lừa đảo, tiến sĩ Ruja Ignatova đã biến mất và đến nay vẫn không biết bà đã đi đâu. CEO lúc đó của OneCoin Konstantin Ignatov, em trai bà Ruja đã bị bắt.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có vô số cơ quan tổ chức tài chính uy tín trên thế giới liệt kê Onecoin vào danh sách tài sản bất hợp pháp, không được phép mua bán.
Bài học rút ra từ OneCoin
Tìm hiểu kỹ về người sáng tạo ra dự án coin
Trước khi đầu tư vào bất kỳ tài sản nào, kể cả cổ phiếu hay tiền điện tử, nhà đầu tư cần hiểu rõ người lãnh đạo đứng sau dự án đó là ai. Tiến sĩ Ruja từng đối mặt với kiện cáo lừa đảo ở Đức trước khi tạo ra OneCoin. Năm 2015, các cơ quan thẩm quyền bắt đầu đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của dự án OneCoin.
Cảnh báo trước những dự án không được giới chuyên môn công nhận
OneCoin khuyến khích nhà đầu tư tham gia các nhóm cộng đồng nhỏ do nhân viên bán hàng của OneCoin mở. Các nhóm này liên tục “tẩy não” nhà đầu tư và khiến họ tin tưởng tuyệt đối vào dự án. Bất kỳ bài báo hoặc phát biểu đến từ bên ngoài đều bị gán mác thế lực thù địch, phá đám.
Nếu nhà đầu tư đang tham gia vào một nhóm sử dụng thủ thuật tương tự, hãy cẩn thận. Các nhà chuyên môn hiếm khi chỉ trích một dự án mà không có căn cứ hay chỉ vì không thích. Hãy biết lắng nghe dư luận và đánh giá nhận xét của họ để đưa ra quyết định phù hợp.
Sử dụng sàn giao dịch điện tử uy tín
OneCoin cố tình che giấu sự thật chúng không phải là đồng tiền điện tử thực sự bằng cách chỉ giao dịch trên chính nền tảng của mình. Các sàn giao dịch lớn thường cân nhắc, xem xét rất kỹ trước khi đưa một đồng coin lên sàn giao dịch. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu lý do tại sao đồng coin mà mình đnag quan tâm không được niêm yết trên sàn giao dịch điện tử lớn.
Tỉnh táo trước những lời thổi phồng về tiền điện tử
Khi thị trường tiền điện tử ngày càng lớn mạnh, sự xuất hiện của những dự án sử dụng chiêu trò PR ngày càng nhiều. Không ít các dự án mời người nổi tiếng về quảng cáo cho dự án nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Do đó, hãy cận trọng trước khi đưa ra quyết định đầu tư và tìm hiểu kỹ lưỡng con đường phát triển chiến lược lâu dài của dự án.
Một phương pháp đơn giản là sử dụng cụm tìm kiếm “tên của token” + “scam” (ví dụ như OneCoin Scam) trên mạng Internet. Nhà đầu tư có thể tìm thấy lời cáo buộc từ những nạn nhân trước đó, hoặc ít nhất, nhà đầu tư có thể biết thêm thông tin từ các bình luận.
Một số nền tảng như Token Sniffer và Coinopsy còn đánh dấu những đồng coin lừa đảo hoặc đã dừng hoạt động.
Đừng để bị dụ dỗ bởi lời hứa hẹn về lợi nhuận cao
Năm 2021 có thể xem là năm đem lại lợi nhuận cao bất thường trong thế giới tiền điện tử. Nếu một đồng coin hứa hẹn lợi nhuận cao, đừng quá mơ mộng vì chúng rất có thể là một đồng coin bị đánh cờ đỏ (coin red flag). Không ai có thể dự đoán chính xác liệu rằng chúng có tăng giá trong tương lai hay không.
Nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ một dự án tài chính phi tập trung (DeFi) hoặc đánh cược coin để kiếm phần thưởng. Đó thường là những cách hợp pháp để kiếm lãi từ vốn bỏ ra. Nhưng dù vậy, nhà đầu tư cũng cần hiểu cách tạo ra những khoản doanh thu hứa hẹn đó.
Chỉ đầu tư bằng khoản tiền nhàn rỗi có thể mất
BBC đã từng phỏng vấn những người tham gia đầu tư vào OneCoin. Một số người đã đánh cược tất cả tiền mình có, một số thậm chí còn vay tiền để chơi. Nhân viên đa cấp của OneCoin thậm chí còn nhắm mục tiêu đến những người nông dân ở châu Phi đang thời điểm thu hoạch mùa vụ và dụ dỗ họ bán đất và gia súc để mua OneCoin.
Trên thế giới, cơ quan quản lý, ngân hàng tại nhiều quốc gia từng phát đi nhiều cảnh báo về rủi ro khi nhà đầu tư tham gia vào mô hình lừa đảo One coin. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu đúng bản chất One coin là gì. Chúc bạn luôn thông thái đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt!