Một mình giữa phương Tây, Nga sẽ ra sao nếu nút công tắc bật nguồn chế độ suy thoái kinh tế Nga do phương Tây khởi xướng sẽ hoạt động?
Quả bom lớn nổ giữa tòa thành kinh tế tài chính Nga
Nga hứng chịu cơn mưa trừng phạt lớn chưa từng có, hơn 300 tỷ USD trong số 640 tỷ USD ngoại hối của Nga bị phương Tây đóng băng sau xung đột xảy ra ở Ukraine.
Gần 1000 công ty khổng lồ trong giới tài chính rút chân khỏi thị trường. Điều này có vẻ sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái lớn khiến nước Nga phải gánh chịu thiệt hại nặng nề chưa từng có.
Chính phủ dự báo nền kinh tế sẽ giảm 8,8% trong năm 2022 và khó có thể trở lại bình thường cho đến năm 2026.
Thật vậy, kể từ sau khi phát đi thông báo xung đột tại chiến trường Ukraine, đồng ruble mất 50% giá trị. Ngân hàng trung ương đã phải tăng gấp đôi lãi suất lên 20% để cứu lấy tiền nội địa đồng thời không để lạm phát hoành hành.
Vào tháng 5, chỉ số CPI của nước Nga đã đạt đỉnh 18%. Ngân hàng Trung ương Nga mong muốn đưa CPI về mục tiêu 4% trong năm 2024 trong điều kiện nền kinh tế nội địa đã thích nghi cơ bản với các lệnh trừng phạt do Mỹ khởi xướng.
Cần phải kiểm soát nguồn vốn một cách chặt chẽ, vào tháng 2, nước Nga đã ra lệnh cho các công ty xuất khẩu, bao gồm một số nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới từ Gazprom đến Rosneft sẽ phải bán 80% lượng dự trữ ngoại hối trên thị trường.
Vào ngày 13/5, chỉ số RTS (.IRTS) tính bằng đồng ruble của Moscow đã giảm khoảng 9%, MOEX (.IMOEX) giảm 24%, FTSEurofirst 300 giảm 5%.
Khóa van khí đốt
Vào ngày 31/3, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu các công ty có trụ sở tại “các quốc gia không thân thiện” phải thanh toán tiền mua năng lượng và khí đốt bằng đồng ruble. Nga tự thiết lập cuộc chơi mới trên chính đất Nga trong bối cảnh châu Âu chưa thể “cai nghiện khí đốt” thành công.
Liên minh châu Âu quyết định có hay không mua khí đốt bằng đồng ruble sẽ gián tiếp vi phạm một trong những điều luật nằm trong lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga. Ba Lan và Bulgaria là hai quốc gia sẽ không được mua năng lượng và khí đốt của nước Nga.
Căng thẳng leo thang, ngày 3/5, Tổng thống Putin phác thảo ra chiến lược mới nhằm chống lại các doanh nghiệp và quốc gia “không thiện chí”.
Theo đó, các doanh nghiệp và cá nhân Nga sẽ bị cấm kinh doanh hợp tác với những thành viên có trong danh sách này, kể cả khi mọi hoạt động hợp đồng và nghĩa vụ vẫn đang duy trì.
Ngày 10/5, GTSOU tuyên bố tạm ngừng quá trình vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu qua trạm Sochranovka.
Đến ngày 12/5, tập đoàn năng lượng Gazprom thông báo sẽ dừng xuất khẩu khí đốt qua đất nước Ba Lan bằng tuyến đường ống Yamal-châu Âu sau khi Moskva áp đặt trừng phạt với công ty EuRoPol GAZ của Ba Lan.
Căng thẳng cuộc chơi tài chính
Ngân hàng trung ương không cho phép người nước ngoài giao dịch các mã chứng khoán của Nga, đồng thời cấm bán cổ phiếu và trái phiếu định giá bằng đồng ruble OFZ cho đến ngày 1/4.
Nga cho dừng toàn bộ các khoản cho vay và tín dụng bằng đồng ruble đối với những cá nhân đến từ các quốc gia “không thân thiện”, các công ty của Nga không được phép trả cổ tức cho các cổ đông nước ngoài đến từ “vùng cấm”.
Dĩ nhiên, các công ty của Nga sẽ trả nợ khoản vay đối với các đối tác nước ngoài bằng đồng ruble. Mọi giao dịch được thực hiện trên tài khoản ngân hàng đặc biệt của Nga.
Điện Kremlin đã ra lệnh cho các doanh nghiệp hủy niêm yết tại nước ngoài, thời hạn muộn nhất đến ngày 5/5, trừ khi có trường hợp đặc biệt được đặc cách, chẳng hạn như Yandex hoặc TCS Group.
Bài toán xuất nhập khẩu
Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng để trả đũa phương Tây bao gồm: viễn thông, y tế, ô tô, điện, điện tử, nông nghiệp.
Vào tháng 5, Moscow cho phép các công ty nhập khẩu các sản phẩm độc quyền do phương Tây sản xuất (điện thoại thông minh và ô tô). Động thái này nhằm duy trì khả năng tiếp cận của người tiêu dùng nước Nga với các thương hiệu phương Tây.
Đối với hàng không, nước Nga khóa cảng không phận đối với các hãng bay châu Âu và Mỹ buộc nhiều chuyến bay đường dài đến châu Á phải đi “đường vòng”. Đối với các máy bay, Nga tuyên bố sẽ không trả lại 400 chiếc máy bay thuê từ phương Tây có trị giá gần 10 tỷ USD.
Nga cũng phát đi lệnh trừng phạt hành hoạt chính trị gia phương Tây, EU, Anh, Canada nhằm đáp lại động thái tương tự.
Zoe (Nguồn Reuters)