Phố Wall “thở phào” và hưng phấn sau phán quyết đến từ FED

Phố Wall thở phào sau phán quyết của FED

Phố Wall “thở phào” vì FED, chỉ số tăng nhẹ 1%

Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ đi ngang sau khi kết thúc cuộc họp chính sách của cục Dự trữ Liên bang (FED) kéo dài 2 ngày cùng những bình luận đáng chú ý từ Chủ tịch Jerome Powell.

Sau khi cuộc họp của FED kết thúc, phố Wall “thở phào” khi chỉ số chứng khoán đã chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm điểm liên tiếp. Chốt phiên 22/9, chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 1%, đứng ở mốc 34.258,32 điểm. Các hợp đồng chứng khoán tương lai gắn với Dow Jones tăng 62 điểm.

Phố Wall hứng khỏi, Dow Jones tăng điểm sau chuỗi ngày lao dốc.

S&P 500 cũng tăng 0,95%, nhóm năng lượng có phiên tăng đầu tiên trong 5 phiên trở lại với mức tăng 3,2%, lên 4.395,64 điểm, ghi nhận điểm tốt nhất kể từ ngày 23/5. Nasdaq Composite kết thúc phiên giao dịch khi tăng 1,02%, dạt 14.896,25 điểm. Trong khi đó, Russell 2000 chứng tỏ sự vượt trội hơn trong phiên với mức vượt 1,48%.

Trong thông báo, FED không đưa ra mốc thời gian cụ thể thời gian tiến hành việc mua tài sản, song với việc giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở biên độ 0-0,25% vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi đây là lần thứ 12 liên tiếp FED không điều chỉnh lãi suất.

Chủ tịch Jerome Powell cho biết FED có thể bắt đầu “taper” vào tháng 11 kết thúc cuối năm 2022, có khả năng FED sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ cũng như chưa vào cuộc tăng lãi suất. Nhưng FED đã nhấn mạnh “taper” không đồng nghĩa FED sẽ ngay lập tức tăng lãi suất ngay sau đó.

* Taper là quá trình giảm tốc độ những vụ mua bán trái phiếu kho bạc dài hạn và chứng khoán thế chấp để giảm bớt chi phí đi vay đồng thời bơm tiền mặt vào hệ thống để kích thích kinh tế.

Chủ tịch Jerome Powell đã đưa ra lời thông báo về việc bơm tiền ra thị trường mỗi tháng 120 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế sau đại họa Covid thông qua chương trình mua trái phiếu.

Chris Zaccarelli, Giám đốc quỹ đầu tư IAA cho biết: “FED đã tạo ra 1 giai điệu tích cực, thừa nhận nền kinh tế đã có thể trụ vững trên đôi chân của mình, ngân hàng trung ương có thể bắt đầu giảm các chính sách kích thích tiền tệ mà họ đã đưa ra kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid bắt đầu”.

Một số điểm lo ngại khác liên quan đến tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc – Evergrande Group với khoản nợ nghĩa vụ lên tới hơn 300 tỷ USD trong khi lượng tiền mặt chưa đủ 15 tỷ USD.

Ngày 22/9, chính phủ Trung Quốc đã bơm vào Evergrande gần 19 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng vì lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Evergrande có thể làm “chao đảo” phần lớn thị trường tài chính toàn cầu.

Khoản tiền này được thông qua các thỏa thuận RPP (hoạt động cho vay có kỳ hạn qua việc mua tài sản với thỏa thuận sẽ bán lại với giá cao hơn trong tương lai). Câu hỏi đặt ra rằng chính phủ Bắc Kinh sẽ có đáp án như thế nào với bài toán Evergrande?

Bài toán lạm phát và câu chuyện của những con số

Quay trở lại cuộc họp của Ngân hàng trung ương Mỹ, dữ liệu lịch sử cho thấy tháng 9 vẫn là tháng tồi tệ đối với thị trường chứng khoán khi 3 chỉ số tiêu biểu đánh giá tình hình chung đều giảm ít nhất 2%.

Vào ngày 23/9, bộ Lao động Mỹ sẽ công bố chỉ số thất nghiệp cũng như chỉ số tiêu dùng sau khi thị trường đóng cửa. Các con số tương lai về PMI (quản lý sức mua) sản xuất và dịch vụ tháng 9 cũng sẽ được công bố.

 FED thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ 0-0,25%.

Theo Ủy ban Thị trưởng Mở liên bang (FOMC) sự phục hồi kinh tế nếu diễn ra theo đúng kịch bản, khả năng Fed sẽ tăng lãi suất ngắn hạn vào năm 2022 cũng đánh dấu sự “xoay trục” mới sau thời gian dài duy trì mức lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau cú shock đại dịch Covid-19. 

“Nếu phục hồi kinh tế tiếp tục diễn ra như dự kiến, ủy ban đánh giá rằng việc điều chỉnh tốc độ mua tài sản sẽ sớm diễn ra”, FOMC nhấn mạnh.

Về tình hình lạm phát, các dự báo gần đây đã ghi nhận mức lạm phát tăng cao do gián đoạn chuỗi cung ứng cùng nhiều vấn đề liên quan đến đại dịch toàn cầu. Chỉ số ưa thích của FED, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 4,2% trong tháng 7 (FED coi mức 2% là tốt nhất).

Các quan chức FED dự kiến ​​lạm phát sẽ ở dừng ở mức 4,2% trong quý IV/2021 trước khi giảm xuống còn 2,2% vào năm 2022. Các ngân hàng trung ương đang dự đoán và nắm bắt tham số tiếp diễn trong vài năm tới để có biện pháp ứng phó.

Một số quan chức lo ngại rằng con số này còn có khả năng tăng cao bởi sức tiêu thụ mạnh (người tiêu dùng kỳ vọng và chấp nhận chi phí cao hơn) cũng như tốc độ định giá tài sản của các công ty mới dần xuất hiện.

Còn 1 vài ý kiến khác đặt dấu hỏi lớn về yếu tố lạm phát sẽ tự đẩy giá tài sản cao hơn giá hiện tại, bởi câu chuyện tăng giá đã chiếm ưu thế trước khi đại dịch bắt đầu và IR (Inflation rate) có thể một lần nữa chiếm ưu thế.

Ở diễn biến cuối cùng, Chủ tịch Jerome Powell thẳng thắn ủng hộ quan điểm Mỹ tăng trần nợ công: “Điều rất quan trọng tại thời điểm này là trần nợ công phải được nâng lên một cách kịp thời, đừng ai nghĩ rằng FED hoặc bất kỳ ai khác có thể bảo vệ thị trường tài chính và nền kinh tế Mỹ khỏi những tổn thất nghiêm trọng”.

Việc tăng mức trần nợ công là cách để đảm bảo nước Mỹ có thể chi trả mọi hoạt động cần thanh toán khi đến hạn, là điều cần làm để bảo vệ nước Mỹ.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn CNBC/ The New York Times)

Exit mobile version