Private Key là gì? Passphrase là gì? Hãy cùng ViMoney tìm hiểu 2 khái niệm này trong lĩnh vực tiền điện tử nhé!
1. Private Key & Passphrase trong Crypto
Sau khi tạo thành công ví Crypto, tùy thuộc vào từng cơ chế khác nhau của mỗi ví blockchain mà người dùng sẽ nhận được địa chỉ ví, Passphrase và Private Key hay Passphrase.
Chỉ cần có thông tin về Passphrase hoặc Private Key là có thể truy cập trực tiếp đến tài sản được lưu trong ví tiền điện tử. Vì vậy, cần lưu ý giữ bảo mật thông tin của 2 dữ liệu này, không nên tiết lộ cho bất cứ ai.
2. Private Key là gì?
Private Key (Khóa riêng tư) là một chuỗi các ký tự định dạng (bao gồm cả số và chữ) để kết nối với tài khoản, tương tự như mật khẩu của tài khoản ngân hàng.
Định dạng của một Private Key có ví dụ như sau:
gsj2574ksybjs70nm293nvus80msu20smsl93y9sn2s wtv82
3. Passphrase là gì?
Passphrase là một chuỗi gồm 12-14 từ dùng để mã hóa thông tin.
Ví dụ minh hóa về 1 passphrase: ViMoney crypto social tunnel decade hosting flash army Vicoin nice now.
4. Phân biệt Private Key và Passphrase
Lý do vì sao mà 1 ví lại cần đến 2 mật mã Private Key và Passphrase? 2 mật mã này có điều gì khác nhau?
Có thể giải thích một cách dễ hiểu rằng, Passphare giốn như chìa khóa của căn nhà, còn Private Key là chìa khóa của từng phòng trong căn nhà đó. Như vậy, một Passphrase sẽ bao gồm nhiều Private Key.
Một ví dụ minh họa về cách thức hoạt động của 2 mật mã này trên nền tảng MetaMask:
- Sau khi tạo 1 ví tiền điện tử mới trên nền tảng, tài khoản ViMoney 1 sẽ có cả Private Key và Passphrase.
- Khi tiếp tục nhấp vào lựa chọn “Create Account”, nền tảng MetaMask sẽ tiếp tục tạo thêm tài khoản ViMoney 2. ViMoney 2 sẽ có một Private Key riêng khác với Private của ViMoney 1 nhưng cả 2 ví này sẽ cùng chung một Passphrase. Khi tạo thêm ví ViMoney 3 cũng sẽ tương tự như vậy.
- Passphrase đại diện cho một tổ hợp ví của bạn trên nền tảng, còn Private Key đại diện cho mỗi ví bên trong. Do đó, khi bạn đăng nhập vào nền tảng MetaMask trên một thiết bị khác, bạn cần phải Import Passphrase rồi sau đó lựa chọn “Add account” và sử dụng Private Key để mở từng ví tương ứng.
Tuy nhiên, nếu muốn lấy một ví bất kì thuộc Hệ thống đầu tiên để nhập vào MetaMask đang sử dụng ở Passphrase thứ 2, bạn cần Import Private Key chứ không cần phải nhập Passphrase. Đây cũng là lý do MetaMask không thể Import Passphrase thứ 2 khi đã có Passphrase.
Tóm lại, mỗi tài khoản có thể sở hữu nhiều ví nhỏ bên trong khi đã có Passphrase bên ngoài. Nhưng nếu muốn chuyển bất kỳ một ví nhỏ sang nơi khác thì cần phải sử dụng Private Key.
5. Các trường hợp cần sử dụng Passphrase và Private Key
Đây đều là 2 loại mật mã giúp đảm bảo an toàn cho các tài sản kỹ thuật số của người sở hữu. Hieenjt ại, hầu hết các ví tiền điện tử đều khuyến khích người dùng cần thiết lập và ghi nhớ 2 “chìa khóa” này. Mặc dù vậy, mỗi loại mật mã lại có trường hợp sử dụng khác nhau.
Nếu mục đích tạo ví chỉ nhằm lưu trữ tài sản mà không hoạt động tương tác với dApps thì người dùng cần cất giữ và ghi nhớ Private Key và Passphrase thật an toàn và cẩn trọng.
Còn nếu muốn tạo ví và vẫn tương tác với dApps, không lưu trữ nhiều tài sản và muốn tạo nhiều Account để tham gia Retroactive và Airdrop thì người dùng nên tạo nhiều ví nhỏ bên trong ví chính và nhớ Passphrase để “mở cửa nhà”.
6. Cách lưu trữ Private Key và Passphrase bảo mật và an toàn
6.1 Ưu tiên back-up Private Key và Passphrase
Để đảm bảo an toàn cho những tài sản khỏi những cuộc tấn công bất hợp pháp, chủ sở hữu nên giữ kín thông tin về 2 mật mã này ở nơi an toàn và không nên để người khác biết được.
Thông thường, người dùng hay có thói quen lưu trữ các thông tin này thông qua việc chụp màn hình và lưu trong thư viện ảnh hoặc lưu trên các ứng dụng như Facebook, Messenger, Note,… Tuy nhiên, đây lại là cách làm không được khuyến khích sử dụng bởi:
- Các thông tin dễ dàng bị đánh bởi tin tặc, các mã độc hay đơn giản làm vô ý xóa nhầm.
- Khó thao tác khi cần xác nhận
Một số cách lưu trữ có thể áp dụng:
- Viết ra giấy và lưu trữ ở nơi an toàn
- Nếu sử dụng phương thức lưu trữ online (ví dụ ứng dụng Note trong điện thoại) thì cần sử dụng thêm khóa bảo mật để khóa lại nhằm hạn chế truy cập.
- Nên sao lưu ở nhiều nơi khác nhau, với nhiều bản lưu để có bản backup khi cần.
6.2 Không chia sẻ mật mã cho bất kỳ ai: My Keys, My Coins
- Tuyệt đối không chia sẻ các thông tin về Private Key và Passphrase cho bất kỳ ai, kể cả Admin của bất kỳ cộng đồng nào nếu được yêu cầu.
- Không sử dụng Passphrase và Private Key để đăng nhập vào các ứng dụng hay đường link lạ. Hãy có trách nhiệm với tài sản của mình.
6.3 Sử dụng cách thức ghi nhớ của riêng mình để lưu trữ
Đây là phương pháp đổi 1-2 từ/ký tự trong Private Key hay Passphrase thành từ/ký tự khác theo quy tắc của riêng bạn.
Ví dụ:
Passphrase gốc là: ViMoney crypto social happy decade hosting fast success Vicoin nice now.
Bạn sẽ chọn từ crypto, fast, now để nhớ các từ thay thế, sau đó lưu trữ lại dưới dạng mới:
ViMoney coin social happy decade hosting slow success tinogroup nice then.
Như vậy, bạn đã tạo ra một “mật mã mới” theo cách của riêng mình. Trong phương pháp này, điều bạn cần nhớ duy nhất là các từ đã đổi để trách việc nhập mật mã không chính xác.
Với Private Key, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này khi lựa chọn những ký tự thay thế phù hợp, có quy tắc càng độc đáo thì mức độ bảo mật càng cao.
6.4 Thiết lập nhiều phương pháp bảo mật, xác minh
Tương tự với các tài khoản khác, người dùng có thể thiết lập nhiều lớp bảo vệ để tăng mức độ an toàn cho tài khoản thông qua việc sử dụng các ứng dụng bảo mật chuyên biệt.
Tổng kết
Passphrase và Private Key là các thông tin vô cùng quan trọng, nắm giữ chìa khóa an toàn cho các tài sản của người dùng. Nếu để mất thông tin này, người dùng sẽ không thể kết nối với ví tiền điện tử của mình và không thể khôi phục lại được. Vì vậy, việc bảo mật 2 mật mã này là hết sức quan trọng đối với người dùng.
Nguồn: Tổng hợp