Liên minh châu Âu đã đưa ra các biện pháp tăng cường bảo vệ nhà đầu tư tiền điện tử, nhưng có vẻ như các tiêu chuẩn mới không đủ mạnh.
EU thiết lập “sân chơi thép” dành cho tiền điện tử và stablecoin
Cuộc chơi của EU với tiền điện tử có những gì?
McCaul – thành viên ban giám sát của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho hay các quy định mà EU đề xuất với tài sản tiền điện tử vẫn chưa đủ mạnh để tiến xa hơn, các biện pháp tăng cường bảo vệ rủi ro tài sản vẫn chưa cụ thể và thỏa đáng.
Nghị viện châu Âu chuẩn bị tiến hành bỏ phiếu dự luật Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) vào cuối tháng 4. Đây được coi là bước tiến mới trong việc quản lý và giám sát thị trường điện tử sau hàng loạt bê bối lừa đảo, phá sản và sụp đổ “bay màu” hàng chục tỷ USD.
Giám sát viên McCaul cho biết: “Mặc dù tiêu chuẩn Basel và MiCA là những cột mốc quan trọng, nhưng tôi e rằng nếu chỉ như vậy là không đủ”. “Theo nguyên tắc, các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử quan trọng phải tuân thủ theo cả yêu cầu và mức độ giám sát chặt chẽ hơn”.
Khung thị trường trong tài sản tiền điện tử (MiCA) đưa ra đề xuất cấm bởi giới chức cho rằng các tài sản tiền điện tử “phải tuân theo các tiêu chuẩn bền vững tối thiểu”.
Trong khung pháp lý MiCA, các điều luật thỏa thuận bao gồm các quy tắc phát hành token, stablecoin, sàn giao dịch, nền tảng, ví chứa tiền điện tử. Bộ trưởng Kinh tế tài chính Pháp – Bruno Le Maire nói rằng các quy định trên sẽ mang tính chất lịch sử chấp dứt hoàn toàn về một thị trường tiền điện tử “wild west” (mang nghĩa không có khuôn khổ pháp luật).
Một vấn đề khác, quy mô phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử sẽ được tính toán thế nào vì sàn giao dịch tiền điện tử hiện đã phá sản FTX là ví dụ cho việc quy mô tổ chức công ty không tương xứng với tài sản và thanh khoản.
McCaul cho biết: “Trên thực tế, Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất, được cho là có từ 28 triệu đến 29 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới nhưng chưa chắc đã đạt được các tiêu chuẩn phân loại của EU”.
Thị trường tiền điện tử bị thay đổi bởi hàng loạt sự kiện như phá sản, vỡ thanh khoản, hacker tấn công và các vụ gian lận quy mô lớn trong năm qua. Tuy nhiên, giá trị tài sản tiền điện tử vẫn tăng mạnh trong thời gian qua, điển hình là BTC và Ether. Nguyên nhân đến từ việc nhiều cá nhân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, lo sợ nỗi đau suy thoái kinh tế vì lạm phát và giá dầu trong tương lai sẽ tăng cao.
McCaul lập luận rằng cần có các số liệu định lượng mới có thể tính được các loại hình kinh doanh, chẳng hạn như quản lý khối lượng giao dịch đối với các nền tảng giao dịch hoặc tài sản được lưu ký cho các doanh nghiệp giám sát.
McCaul bày tỏ cần có các mức độ cụ thể được đo lường theo từng nhóm chứ không phải mức độ riêng lẻ bởi thị trường tiền điện tử tương đối phức tạp.
Có quan điểm nhìn nhận rằng chính phủ có vai trò giám sát tiền điện tử tuy nhiên, các hành động “quá khích” có thể phản tác dụng thậm chí gây ảnh hưởng đến cả nền tài chính truyền thống.
Nguồn Reuters
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.