Đồng rupee của Ấn Độ đã chạm mức yếu nhất kỷ lục so với đồng đô la do giá năng lượng tăng mạnh và đồng bạc xanh đắt đỏ hơn.
Đồng rupee mất giá kỷ lục
Ngân hàng trung ương Ấn Độ chuẩn bị bán 1/6 dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tê rupee khỏi sụt giá khi đồng tiền này giảm xuống mức thấp kỷ lục trong những tuần gần đây. Đồng rupee đã mất hơn 7% giá trị tính từ đầu năm 2022 đến nay và có thể chọc thủng ngưỡng tâm lý 80 trên mỗi đồng USD Mỹ. Mức sụt giảm sẽ còn tiếp diễn nếu Ngân hàng Trung ương không có động thái can thiệp.
Dự trữ tiền tệ của RBI đã giảm hơn 60 tỷ USD so với mức đỉnh 642,450 tỷ USD vào đầu tháng 9. Nguyên nhân là do định giá thay đổi và sự can thiệp của đồng USD.
Đồng rupee suy yếu, cùng với giá hàng hóa toàn cầu cao, là tin xấu đối với hóa đơn nhập khẩu của Ấn Độ. Điều này không chỉ làm gia tăng khoảng cách thương mại, mà còn gây ra lạm phát nội địa. Thực tế, sự sụt giảm của đồng rupee không phải tin tức gây ngạc nhiên trong bối cảnh lạm phát cao và tăng lãi suất trên toàn cầu. Giá của hầu hết các mặt hàng và chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục dữ trữ liên bang khiến lượng lớn tài sản bị bán tháo trên toàn cầu.
Thâm hụt thương mại của Ấn Độ sẽ trầm trọng hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến giá hàng hóa tăng đột biến, đặc biệt là dầu mỏ – chiếm một phần lớn trong hóa đơn nhập khẩu của Ấn Độ. Các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo gần 30 tỷ USD cổ phiếu trong năm 2022, trong khi đó, thâm hụt thương mại hàng tháng trung bình rơi vào mức 25 tỷ USD.
Tuy nhiên, lượng dự trữ 580 tỷ USD của Ấn Độ vẫn lớn thứ năm trên thế giới. Do đó, RBI vẫn tự tin có thể kiểm soát giá trị đồng rupee. “RBI có thể chi thêm 100 tỷ USD nếu được yêu cầu để bảo vệ đồng rupee”, một nguồn tin tiết lộ với Reuters.
Hầu hết các nhà phân tích đều tin rằng viễn cảnh tồi tệ nhất vẫn chưa đến với đồng rupee bất chấp sự bảo vệ của RBI. “Nhà đầu tư nước ngoài trước mắt khó có khả năng quay trở lại Ấn Độ trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ. Giai đoạn hấp thụ định lượng đồng đô la chỉ mới bắt đầu.”