Ngân hàng Dự trữ Nam Phi sẽ bắt đầu quy định tiền điện tử là tài sản tài chính trong hơn 1 năm tới.
Nam Phi chính thức thừa nhận tiền điện tử là một loại tài sản tài chính tương tự như bất động sản, chứng khoán và trái phiếu. Phó thống đốc Kuben Chetty xác nhận thông tin trên, cho biết quy định này sẽ chính thức có hiệu lực trong năm tới (dự kiến từ 12 – 18 tháng).
Tại Nam Phi, tiền điện tử được khuyến khích phát triển và không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào. Tuy nhiên, với phán quyết mới được áp dụng, đây sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong việc sử dụng tiền điện tử trong hệ thống pháp lý chính thống.
Bước đi mới mang tên tài sản tài chính
Khác với El Salvador, việc coi tiền điện tử là tài sản tài chính được nhiều quốc gia ủng hộ và hoan nghênh.
Nam Phi hiện là quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet đang sở hữu tiền ảo cao nhất thế giới, vượt qua cả những thị trường tiền ảo truyền thống và nổi tiếng như Thụy Sĩ, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Nam Phi, tỷ lệ người sở hữu tiền ảo chiếm hơn 10%. Bất chấp tình hình bất ổn định, đây cũng là quốc gia có thị trường tiền ảo phát triển ổn định nhất thế giới trong 5 năm gần đây.
Tổng giám đốc Luno chi nhánh châu Phi – Marius Reitz đã đề xuất các quy định rõ ràng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Ông cho biết, động thái mới của SARB sẽ tạo nên môi trường an toàn về tiền điện tử để người dùng trong nước có thể yên tâm sử dụng và đầu tư.
“Quy định mới sẽ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử (CASP) phải có giấy phép FSP. Điều này sẽ thanh lọc được các sàn giao dịch ảo, thanh khoản thấp và không quan tâm đến tính bảo mật của nhà đầu tư. Việc tuân thủ theo 1 quy tắc nhất định sẽ khiến thị trường tiền điện tử mang diện mạo mới uy tín hơn”, Reitz nhận xét.
Tiền điện tử sẽ thuộc phạm vi của Đạo luật Tình báo Tài chính (FICA) – giám sát chống rửa tiền (AML) và tài trợ tiền cho khủng bố (CTF).
Tại châu Phi – sàn giao dịch VALR đang hoạt động tương đối hiệu quả và trở thành một nền tảng uy tín giữa các nhà giao dịch và nhà đầu tư.
Giám đốc điều hành Farzam Ehsani nói rằng, VALR đã hoạt động dựa trên việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định KYC, AML và CTF. Đồng thời VALR cũng đã làm việc với cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp chảy vào các quỹ đầu tư.
Đối với SARB, ngoài việc chấp thuận tiền điện tử là 1 tài sản tài chính, họ cũng đẩy mạnh việc nghiên cứu đồng CBDC thông qua dự án Khokha.
Giai đoạn 2 của dự án này liên quan đến việc sử dụng hệ thống dựa trên blockchain để thanh toán, giao dịch và thanh toán với một số ít ngân hàng thuộc Tổ công tác Fintech liên chính phủ.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.