Năm 2022 là một năm may mắn với sàn giao dịch FTX khi đã thu về hơn 1 tỷ USD so với năm năm trước.
Sàn giao dịch FTX ăn nên làm ra hơn 1000%
Năm 2022 mặc dù thị trường không được như kỳ vọng nhưng sàn giao dịch FTX vẫn thu về lợi nhuận khổng lồ với 1,02 tỷ USD (con số này trong năm 2021 là 89 triệu USD). Mức tăng ấn tượng hơn 1.000%. Thu nhập ròng tăng 388 triệu USD (năm 2021 là 17 triệu USD).
Không chỉ vậy, FTX còn mang lại doanh thu 270 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2022, dự đoán đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2022, tỷ suất lợi nhuận 27%.
Vào tháng 1/2022, FTX.US được định giá 8 tỷ USD, sau khi gọi vốn thành công 400 triệu USD, giá trị công ty được nâng lên 32 tỷ USD.
Sự phát triển của FTX đi ngược lại với thị trường tiền điện tử đang “trầm cảm” sau 2 lần downtrend (tháng 5/2021 mức giá Bitcoin từ 64.000 USD xuống 30.000 USD và tháng 6/2022 Bitcoin mất gần 80% giá trị chỉ còn 17.600 USD).
Không may mắn như FTX, sàn giao dịch Coinbase chịu ảnh hưởng lớn từ “winter crypto”, Coinbase buộc phải sa thải hơn 1.000 nhân sự (tương đương 18%) cùng với lợi nhuận ròng giảm 75%.
Bức tranh tài chính của Coinbase tồi tệ hơn rất nhiều so với FTX với khoản lỗ ròng trị giá 1,1 tỷ USD. Với 2 quý tăng trưởng âm, đây là lần “downtrend” lịch sử của sàn giao dịch từng được định giá hơn 100 tỷ USD.
Sàn giao dịch FTX là một dự án của Alameda Research – tổ chức MM có thanh khoản lớn nhất hiện nay. CEO hiện tại của FTX là tỷ phú Sam Bankman-Fried.
MM (Market Makers): Công ty hoặc một cá nhân định giá cả giá mua và giá bán của một tài sản nhất định.
Tháng 10/2017, Alameda Research được thành lập để quản lý khối tài sản tiền điện tử có tổng trị giá hơn 100 triệu USD, khối lượng giao dịch từ 600 triệu USD đến 1,5 tỷ USD/ngày. Đây cũng chính là “người đỡ đầu” sàn giao dịch FTX phát triển thăng hoa hơn.
Thị trường FTX cung cấp mọi dịch vụ như: Smart contract, đòn bẩy margin, Option, OTC, …
Vào ngày 15/3/2022, Sàn FTX đã dành được giấy phép hoạt động kinh doanh tiền điện tử tại Dubai – mảnh đất thu hút giới nhà giàu trên toàn thế giới. Giấy phép tại Dubai cho phép sàn giao dịch FTX hoạt động, chịu sự quản lý của VARA theo các quy chế điều luật về tiền điện tử một cách rõ ràng.
Với doanh thu khổng lồ, FTX tìm cách hỗ trợ và mua lại các công ty lending gần phá sản.
Điển hình là việc FTX đã mua lại cổ phần của nền tảng lending BlockFi, thảo luận để mua lại sàn Bithumb của Hàn Quốc. Vào tháng 8, Voyager đã từ chối lời mời của FTX vì nghi ngờ “trục lợi cá nhân”.
Về việc báo cáo tài chính bị rò rỉ, hiện đại diện sàn giao dịch FTX chưa có động thái phản hồi lại.
Nguồn Twitter
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.