Với những tín đồ mua hàng online, thuật ngữ ship code hẳn không xa lạ gì. Vậy Ship CODE là gì? Ưu – nhược điểm của nó ra sao? Cùng vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khái niệm ship CODE là gì?
Cash On Delivery được viết tắt là COD. Hiểu đơn giản là người mua thanh toán khi nhận hàng. Khi shop thông báo ship code cho bạn, có nghĩa là bạn mua hàng theo hình thức giao hàng thu tiền/giao hàng thu hộ tiền.
Để thực hiện hình thức này, người bán sẽ thông qua một đơn vị để vận chuyển để chuyển hàng đến cho người mua. Trách nhiệm của đơn vị này là thu tiền của người mua sau khi giao hàng. Người mua cũng chỉ thanh toán tiền khi nhận được hàng. Số tiền này, người bán sẽ lấy từ đơn vị vận chuyển mình thuê.
Ưu – nhược điểm của hình thức ship CODE
Ưu điểm của ship cod
– Đối với người mua
Không ít trường hợp người mua bị lừa chuyển khoản, thanh toán tiền hàng trước xong không nhận được hàng hoặc nhận hàng kém chất lượng. Bởi vậy, với hình thức ship code, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm đi mua hàng. Bởi, khách hàng sẽ chỉ thanh toán khi nhận được sản phẩm ưng ý.
Hình thức ship code còn giúp khách hàng không bị lộ những thông tin cá nhân, thông tin thanh toán tài khoản ngân hàng.
– Đối với người bán
Khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới sẽ tin tưởng cửa hàng khi sử dụng hình thức ship code. Với việc xem hàng, trả tiền, người bán không phải đối mặt với những rắc rối về thủ tục hoàn tiền khi khách sử dụng thẻ để thanh toán.
Càng giảm rủi ro
Khi bán hàng online, càng giảm rủi ro cho khách hàng thì tỉ lệ thành công khi chốt đơn hàng sẽ càng tăng cho bên bán.
Nhược điểm của ship code
– Đối với người mua
Ship COD sẽ an toàn hơn khi mua hàng nhưng đồng nghĩa với nó là chi phí mua hàng sẽ cao hơn so với thanh toán online. Bởi ngoài tiền vận chuyển, người mua thông thường còn phải trả phí thu hộ cho đơn vị vận chuyển.
– Đối với người bán
Bán được hàng nhưng người bán lại không thể cầm tiền ngay đối với hình thức ship code. Thông thường, đơn vị vận chuyển sẽ giữ lại số tiền đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Ở một khía cạnh khác, trong trường hợp khách hàng đã bóc hàng kiểm tra nhưng muốn đổi trả, người bán sẽ phải chịu phí vận chuyển cho đơn hàng đó ở cả 2 chiều.
Quy trình mua – chuyển hàng bằng ship CODE
Quy trình mua
Ngoài mua hàng online trực tiếp tại cửa hàng online của shop thì khi đặt hàng online qua các trang thương mại điện tử, nếu muốn ship code, bạn sẽ phải trải qua các bước:
– Chọn sản phẩm.
– Chọn hình thức thanh toán ship cod.
– Đặt hàng.
– Chờ xác nhận đơn hàng.
– Nhận hàng và thanh toán tiền đơn hàng cho bên vận chuyển.
– Xác nhận đã nhận hàng.
Quy trình bán hàng:
Sẽ trải qua các bước
– Đặt hàng: Người bán tiến hành chốt đơn, tổng hợp đơn hàng từ người mua và đóng gói.
– Đăng ký ship cod: Người bán liên hệ với đơn vị vận chuyển và gửi hàng cho khách. Người bán cần hoàn thành bản đăng ký dịch vụ ship code.
– Giao hàng, thu tiền: Đơn vị vận chuyển giao đơn hàng đến khách và nhận tiền. Trường hợp khách không nhận hàng, đơn vị vận chuyển sẽ hoàn trả lại cho người bán.
– Hoàn tiền cho người bán: Đơn vị nhận shop code sẽ chuyển khoản trả người bán hàng theo thời gian mà người này đăng ký với đơn vị vận chuyển.
Những kinh nghiệm ship code để tránh rủi ro
– Chuẩn bị sản phẩm, dịch vụ thật tốt bằng cách tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tình kèm các chương trình khuyến mãi. Khi hàng đã gửi đi, phải theo dõi quá trình vận chuyển, tình trạng đơn hàng cũng như trả lời phản hồi của khách, đơn vị vận chuyển.
– Địa chỉ giao hàng chính xác: Để việc giao hàng được nhanh và chính xác đến khách hàng.
– Thông tin người nhận hàng chính xác: Tránh trường hợp người đặt hàng và người nhận khác nhau, dẫn đến khó khăn cho bên vận chuyển.
– Lựa chọn đơn vị giao hàng uy tín, chuyên nghiệp: Nhằm tránh những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng.
– Với đơn hàng ship cod chưa thành công cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.
– Tạo uy tín thương hiệu: Thái độ chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ là những yếu tố quyết định khách có ở lại với bạn hay không. Bởi vậy, hãy giữ uy tín cho cửa hàng mình.