Mặc dù được coi rủi ro trong giao dịch bán khống, song, Short squeeze lại đem lại lợi ích khá cao cho các nhà đầu tư mạnh tay.
Bán non (short squeeze) là gì?
Short squeeze (bán non) là rủi ro trong giao dịch bán khống. Các nhà đầu tư vay tài sản (tiền, chứng khoán, coin,…) để mua tài sản ở mức giá cao, chờ giá giảm để hưởng lợi.
Tuy nhiên, tài sản bán khống này lại tăng giá mạnh, “ép” nhà đầu tư bán khống ra khỏi vị trí và đẩy giá tài sản đó lên cao hơn. Lúc này, họ buộc phải rời khỏi vị thế BÁN hiện tại, chấp nhận lỗ tạm thời để tránh thiệt hại lớn hơn.
Ví dụ dễ hiểu:
Trader A muốn hưởng lợi từ việc giá LUNA giảm trong giao dịch phái sinh.
LUNA đạt đỉnh giá trị là 8 USD, A dự đoán LUNA chắc chắn sẽ giảm. A tìm cách vay tiền (margin) mua LUNA và bán ngay khi nó mức giá 8 USD. Nếu LUNA giảm còn 3 USD, A sẽ mua lại LUNA ở mức giá 3 USD, hưởng lợi nhuận 5 USD/LUNA.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, LUNA được pump giá lên mức giá phi lý là 50 USD thậm chí 100 USD. Lúc này, A phải chấp nhận rời bỏ khỏi vị thế bán khống và cover lại tài sản. Việc A cover lại giá LUNA được gọi là Short Squeeze (bán non cắt lỗ từ giao dịch bán khống).
Lưu ý, hiện tượng Bán non chỉ xảy ra khi có 1 khối lượng lớn giao dịch MUA lại chứ không đơn thuần là 1 cá nhân hay 1 tổ chức, nhiều người bán khống bị buộc phải rời khỏi vị thế của họ.
Vậy người bán không thực hiện việc đóng vị thế bằng cách nào? MUA thêm tài sản. Khi những người bán khống đều thực hiện short squeeze, một chuỗi lượng MUA tài sản sẽ dồn dập đổ vào thị trường.
Một người bán khống chưa đảm bảo vị thế của mình bằng Short squeeze có thể bị thiệt hại nặng nề nếu giá cổ phiếu tăng cao hơn.
Lãi suất bán khống càng lớn thì người bán càng dễ mắc bẫy khiến họ buộc phải đóng vị thế của mình. Nói cách khác, càng có nhiều thanh khoản thì sự gia tăng biến động càng lớn có thể là do hiện tượng bán non. Bán non sẽ gây ra sự gia tăng tạm thời của nhu cầu trong khi nguồn cung giảm.
Đó chính là lý do giải thích rằng tại sao trước sự xuất hiện của short squeeze, thị trường lại hưng phấn, khối lượng giao dịch tăng làm giá tài sản, coin, chứng khoán,…tăng đột biến. Tuy nhiên, lãi suất càng lớn thì người BÁN càng nhanh chóng mắc bẫy.
Trái ngược với hành vi Short squeeze là hiện tượng Long squeeze thường xảy ra khi áp lực BÁN dồn dập khiến thị giá tài sản giảm mạnh không phanh.
Điều kiện để thực hiện Bán non?
Trước khi hình thành mô hình short.squeeze, thị trường thường có một cú pump giá cực mạnh, sau đó là những đợt sóng giá biến động ngắn để ép giá, mức giá đáy của những lần sau luôn cao hơn những lần trước. Đây chỉ là những đợt giá hồi để chuẩn bị cho một xu hướng tăng.
Nhìn biểu đồ tiếp theo….
Lượng người MUA lớn dồn dập khiến giá của tài sản (chứng khoán, coin,…) tăng cao bất ngờ. Phe BÁN trở nên lo ngại vì thị trường không như mong đợi, họ buộc phải rời khỏi vị thế “short-selling” để tránh thiệt hại lớn.
Chiến lược này dĩ nhiên đi cùng với sự rủi ro cao, nhất là khi có 1 tổ chức đủ lớn, nguồn vốn đủ mạnh có thể thao túng thị trường, tạo bong bóng giá.
Nhiều trader sẽ tìm cơ hội bán khống để kiếm lời từ những giao dịch đột biến như vậy. Thông thường, họ sẽ tích lũy vị thế trước 1 đợt xả hàng, sử dụng đợt tăng đột biến để bán tài sản với mức giá hợp lý.
Áp lực mua gia tăng đột ngột, lượng vị thế bán khống tăng đột biến so với lượng đầu tư dài hạn, đó có thể là biểu hiện của hành vi short squeeze.
Hiện tượng short squeeze thường khiến tâm lý thị trường bất ổn, giá tài sản tăng cao đột biến cùng với khối lượng giao dịch bán khống khá cao.
Trong trường hợp, các tin tức tích cực thổi vào thị trường, thì toàn bộ vị thế bán khống buộc phải mua thêm tài sản -> coin, chứng khoán tăng giá.
Ngược lại, nếu một vài sự kiện làm hành vi bán khống thuận lợi -> coin, chứng khoán lao dốc.
Lưu ý, với những tài sản như chứng khoán, vàng, dầu khí, Bitcoin,…việc tận dụng mô hình short.squeeze để kiếm lời là một rủi ro bởi các tài sản này dù có trải qua sự giảm giá thì nó vẫn luôn trong xu hướng tăng. Thay vì chọn bán khống để hưởng lợi thì việc MUA đầu tư dài hạn sẽ là một cách hạn chế rủi ro nhiều nhất.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.