MAS – Cơ quan tiền tệ Singapore trả lời truyền thông qua một email đã phủ nhận việc cấp phép cho FTX hoạt động ở Singapore. Tuy nhiên, tổ chức này thừa nhận, điều này không ngăn cản được việc người dân vẫn đầu tư thông qua nền tảng này.
Singapore phủ nhận việc cấp phép hoạt động cho FTX
Ngoài việc thừa nhận “FTX.com vẫn có thể tiếp cận người dùng Singapore”, đại diện MAS còn cho hay đã liên tục nhắc nhở công chúng về những rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch với các công ty chưa được cấp giấy phép.
WuBlockchain cho biết, Singapore là một trong những quốc gia có đông người dùng FTX nhất, chiếm tới 5,26% toàn người dùng. Lý do bởi, đảo quốc sư tử đã cấm Binance, do đó, nhà đầu tư buộc phải chọn nền tảng đứng phía sau là FTX.
Được biết, Hàn Quốc, Đức, Nga và Nhật Bản là các quốc gia có người dùng FTX bị ảnh hưởng nhiều.
Một số người đã chỉ trích MAS sau sự đổ vỡ của FTX và cho rằng cơ quan này phải chịu trách nhiệm khi nhắm mục tiêu đàn áp vào Binance, trong khi đó loại trừ FTX.com khiến cho người dùng tại Singapore đã phải chịu thiệt hại đáng kể.
Về vấn đề này, MAS cho rằng, Binance và FTX.com là 2 trường hợp khác nhau. Theo đó, MAS không có bất cứ lý do gì để chỉ điểm FTX giống như Binance và họ cũng không cần phải liệt kê tất cả các công ty không có giấy phép trên IAL.
Hôm 11/11, FTX đã nộp đơn phá sản cùng 134 công ty con trong mạng lưới. Hiện sàn này đang tìm kiếm bảo hộ phá sản ở Mỹ. Đáng nói, trong danh sách liệt kê có sự xuất hiện của công ty con là Quoine, hiện đang hoạt động tại Singapore và điều hành sàn giao dịch Liquid. Ngoài ra, trong hồ sơ phá sản còn có một công ty khác.
Về câu hỏi tại sao người dùng Singapore của FTX.com lại không chuyển sang công ty con của nó ở Singapore, MAS cho hay FTX.com và Quoine hoạt động giống các thực thể pháp lý riêng biệt. Sau những biến động gần đây, MAS đang cẩn trọng xem xét việc tiếp tục cấp phép cho Quoine.
Ngoài ra, phía MAS cũng không yêu cầu FTX.com chuyển người dùng Singapore sang Quoine.
Những diễn biến khác
Trong khu vực châu Á, các cơ quan khác đã bắt đầu có hành động phong toả sàn giao dịch. Cơ quan quản lý tài chính Nhật Bản hôm 10/11 đã ra lệnh cho công ty con của FTX tại Nhật phải tạm ngừng hoạt động.
Cho đến nay, các cơ quan quản lý Singapore chưa có bất cứ động thái nào đối với sàn FTX. Nhưng MAS trước đó đã tuyên bố rằng sẽ thực hiện trấn áp các công ty tiền mã hoá mang động cơ “gây hại” trên quốc đảo.
Không khó hiểu đối với các cảnh báo này khi mà quỹ phòng hộ tiền mã hoá Three Arrows Capital và nền tảng giao dịch Vauld những tên tuổi lớn trong ngành có mối quan hệ thân tín với Singapore đã phá sản hồi đầu năm nay.
Trước khi FTX rơi vào cảnh phá sản, có thông tin nói rằng Temasek – quỹ đầu tư nhà nước Singapore sẽ cân nhắc giải cứu sàn sau khi đã đầu tư một số tiền lớn vào đây.