Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong đã chỉ ra những điểm khác nhau giữa vaccine Sinovac của Trung Quốc với vaccine mRNA do BioNTech sản xuất.
Ở các quốc gia trên thế giới, phong tỏa khu vực chính là cách hạn chế tối đa sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Song phương pháp này có vẻ đã lỗi thời.
Song ngày 19/4/2022, Thượng Hải áp lệnh phong tỏa, chống dịch nghiêm ngặt trong bối cảnh biến thể Omicron khiến số ca nhiễm tại đây tăng vọt. Trung Quốc vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược “Zero-covid” đến cùng mặc dù biết chính sách này có thể khiến tăng trưởng tòa ngành bị ảnh hưởng.
Vấn đề chủ yếu, người cao tuổi ở Trung Quốc không mấy mặn mà với vaccine. Chính quyền Thượng Hải thông tin rằng: “Các bệnh nhân trở nặng sau khi nhập viện. Nỗ lực cứu chữa không thành công. Họ qua đời vì nguyên nhân trực tiếp là bệnh nền”.

Vaccine Sinovac và mRNA BioNTech có gì khác nhau?
Một nghiên cứu của đại học Hong Kong đã so sánh hiệu quả của vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất với vaccine mRNA do BioNTech phát triển để chống lại sự tấn công của biến thể Omicron.
Sinovac và mRNA đều hoạt động với cơ chế tiêm 3 liều để có thể có kháng thể chống 90% sự tấn công nguy hiểm của virus, giảm nguy cơ tử vong ở người trên tất cả các nhóm tuổi.
Đối với vaccine mRNA BioNTech, khả năng bảo vệ là 75-96% ở các nhóm tuổi; với Sinovac là 44-94%. Đối với những người từ 80 tuổi trở lên, có sự khác biệt rõ ràng.

Hiểu đơn giản, cả 2 loại vaccine đều có khả năng bảo vệ nhiều hơn khi gia tăng liều tiêm, song tỷ lệ có sự khác biệt. Hiệu quả cao hơn được ghi nhận ở liều thứ 3. Không ghi nhận các trường hợp phản ứng vaccine hay nhiễm trùng sau tiêm.
Mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt để chứng minh tuy nhiên thực tế cho hay đây là 2 loại vaccine tốt nhất đến thời điểm hiện tại để chống lại sự lây nhiễm của biến thể Omicron.
Tại Trung Quốc, việc khuyến khích người cao tuổi tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine là cách tốt nhất để giảm thiểu khả năng tử vong đồng thời trở lại cuộc sống bình thường.
Hiện nay, chỉ có gần 20% số người trên 80 tuổi ở Trung Quốc được tiêm mũi vaccine nhắc lại và chỉ 51% số người ở độ tuổi này đã hoàn thành tiêm chủng 2 mũi cơ bản.
Thuốc tiêm của Trung Quốc ghi nhận hiệu quả tốt hơn.

Giới chuyên môn đánh giá vaccine Sinovac có “hiệu quả trung bình” nhưng rất hiệu quả trong việc ngăn bệnh nhân Covid-19 trở nặng và tử vong. Ban đầu, Trung Quốc chỉ đồng ý cho những người khỏe mạnh dưới 60 tuổi được phép tiêm chủng bởi lo ngại những biến chứng nguy hiểm.
Ngày 4/4, chính phủ nước này cho phép ứng viên thử nghiệm lâm sàng với vaccine mRNA.
Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận bất kỳ loại vaccine mRNA nào do nước ngoài sản xuất, ví dụ như vaccine của Pfizer và BioNTech. Đây được đánh giá là một bước đi đáng khích lệ trong nghiên cứu và phát triển vaccine mRNA trong nước.
Đến nay, đã có khoảng 90% trong tổng số 1,4 tỷ dân ở Trung Quốc tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19, chủ yếu theo công nghệ bất hoạt truyền thống.
Ít nhất 8 nhà phát triển vaccine nội địa của Trung Quốc, bao gồm cả Sinopharm đang tập trung vào các mũi tiêm mRNA.
Trong đó, vaccine của Walvax Bio và Abogen Bio hiện đang dẫn đầu khi trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Vaccine này cũng đang được nghiên cứu liên quan đến liều tăng cường thứ 3.
Zoe (Nguồn The Economist)