Nếu bạn muốn tham gia vào nền tài chính phi tập trung không thể không bỏ qua khái niệm Ví non-custodial.
Thư viện crypto: Top 7 vụ hack giao thức DeFi trong tháng 2
Không gian tài chính DeFi và tiền điện tử là bước tiến fintech vĩ đại của thế kỷ XXI, chúng có tầm ảnh hưởng đáng kể tới mảng tài chính.
Để bước chân vào không gian DeFi, bạn nên lựa chọn ví để lưu trữ cho tài sản tiền điện tử của mình, bởi vậy, bạn cần tìm hiểu khái niệm về “Custodial và non-custodial wallet”.
Ví Custodial là gì?
Ví custodial có nghĩa là một bên thứ 3 sẽ giữ các khóa Bitcoin riêng tư (private key) của bạn. Đơn vị thứ 3 này có thể là sàn giao dịch hoặc nền tảng mà bạn sử dụng để mua token. Bạn cần phải tin tưởng vào sàn giao dịch, trong trường hợp mất mật khẩu ví, bạn chỉ cần xác minh danh tính và nhận lại quyền truy cập vào tài khoản.
Ví non-custodial là gì?
Khác với ví thông thường, ví non-custodial được hiểu đơn giản là một loại phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại để lưu trữ tài sản tiền điện tử. Nó được sử dụng nhằm lưu trữ, giao dịch, swap token đa chuỗi, gửi-nhận token/NFTs trên nhiều blockchain và sử dụng mọi ứng dụng DeFi.
Người dùng có thể toàn quyền kiểm soát tài sản bằng private key (ký tự hoặc số) hoặc passphrase (12-24 từ khóa tiếng anh) được liên kết với ví.
Không một tổ chức hoặc đơn vị nào có thể xử lý ví non-custodial của bạn, càng không thể đóng băng tài sản có trong ví này – trừ chủ nhân của nó. Ví này chỉ cung cấp cho người dùng 1 giao diện duy nhất nhằm tương tác với tài sản lưu trữ on-chain trên blockchain.
Khi sở hữu ví non-custodial, người dùng cần phải lưu trữ Passphrase và Private key một cách cẩn thận, thông thường thì họ thường sao chép ra nhiều bản và cất giữ một cách vật lý để có thể sử dụng khôi phục, back-up ví trong trường hợp bị mất.
Quá trình nhận hoặc chuyển coin ở ví non-custodial không tốn phí cho nhà cung cấp và chỉ tốn một khoản nhỏ phí gas (phí cho miner/validator để xác thực giao dịch trên blockchain).
Trên thị trường, có thể kể đến các ví non-custodial như: Metamask, Trust Wallet, Zapper, Zerion, Liquality,…
Tuỳ thuộc vào từng ứng dụng ví non-custodial mà nó sẽ hỗ trợ các blockchain khác nhau: Bitcoin, Ethereum, Binance Chain, Binance Smart Chain, TRON, Solana,…
Một số chuẩn token phổ biến như: ERC-20 (Ethereum Blockchain), TRC-20 (TRON Blockchain), SPL (Solana Blockchain), BEP2 (Binance Chain), BEP20 (Binance Smart Chain),…
Ưu điểm của ví non-custodial
Quyền kiểm soát tài sản
Khác với ví Custodial, ví non-custodial cho phép người dùng toàn quyền với tài sản của mình. Không một ai có thể đóng băng, di chuyển tài sản trong ví này trừ chủ nhân thực của nó. Bởi vậy, kể cả khi sàn giao dịch bị hack hay sụp đổ (như FTX) thì tài sản của người dùng đó hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Minh bạch thông tin
Người dùng có thể swap tài sản, mua-bán coin bất kỳ thời điểm nào, mọi giao dịch đều minh bạch trên on-chain và kiểm tra được trên sổ giao dịch blockchain.
Bảo mật tuyệt đối
Các giao dịch trên ví non-custodial dựa trên địa chỉ ví nên người dùng không cần công khai thông tin cá nhân (KYC).
No Internet Access
Các giao dịch tiền điện tử được thực hiện ngay lập tức mà không cần bên thứ 3 xác minh xử lý. Điều đáng nói, một số ví non-custodial có thể được truy cập mà không cần kết nối internet, cho phép bạn quản lý tài sản bất cứ lúc nào bạn muốn.
dApp DeFi
Các khách hàng sử dụng ví non-custodial có thể truy cập sử dụng dịch vụ, tính năng của ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi).
Nhược điểm của ví non-custodial
Chính sách chăm sóc
Vì bạn là người quyết định và chịu trách nhiệm với mọi giao dịch nên bạn sẽ không nhận được hỗ trợ nếu trong trường hợp ví của bạn bị hack hoặc mất hết tài sản, không có cách nào có thể khôi phục.
Private key và passphrase
Trong trường hợp bạn bị mất Private key và passphrase đồng nghĩa với việc bạn mất tất cả. Ngoài ra, nếu bạn làm hỏng ví phần cứng lưu trữ tài sản nhưng không nhớ khóa riêng tư thì bạn cũng không có cách nào để lấy lại chúng.
Liên kết giao dịch phức tạp
Ví non-custodial không liên kết trực tiếp với sàn giao dịch tập trung (CEX). Vì vậy, để mua bán crypto, anh em cần chuyển số lượng coin được lưu ở ví non-custodial lên sàn CEX. Với những cá nhân mới tham gia thị trường, các thao tác dịch chuyển tài sản sẽ tương đối phức tạp và mất thời gian.
Tuy nhiên, người dùng có thể liên kết trực tiếp ví với sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như: Uniswap, Sushiswap, 1Inch,… để mua-bán coin như bình thường.
So sánh ví Custodial và Non-custodial
Ví Custodial | Ví Non-custodial | |
Private key | Bên thứ 3 (sàn giao dịch CEX), brokerage, nền tảng lưu trữ | Người sở hữu |
Transaction type | Not real-time | Real-time |
Security | Tính bảo mật thấp, nguy cơ xảy ra hack cao | Tính bảo mật cao do toàn bộ thông tin được người dùng kiểm soát 100% |
Offline accessibility | Các giao dịch được xác minh bởi bên thứ 3. | Các giao dịch được thực hiện ngay lập tức mà không cần bên thứ 3 xác minh. |
Internet | Có | Không |
Recovery | Người dùng xác minh KYC/AML để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản | Người sở hữu chịu trách nhiệm, nếu không nhớ Private key và passphrase sẽ bị mất tài khoản |
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác