Nếu bạn là một nhà đầu tư trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số thì khái niệm “staking” hẳn không còn xa lạ. Staking (đặt cược) là cách mà các loại tiền mã hóa xác minh các giao dịch của mình và cho phép những người tham gia có thể nhận được phần thưởng từ tài sản mà họ đang nắm giữ.
Vậy thực sự khái niệm của staking là gì? Staking trong lĩnh vực tiền điện tử là quá trình cam kết các tài sản tiền điện tử nhằm hỗ trợ mạng lưới blockchain cũng như tham gia vào quá trình xác nhận các giao dịch. Các loại tiền kỹ thuật số sẽ sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS) để xử lý các khoản thanh toán. Đây là một giải pháp thay thế giúp tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với cơ chế Proof-of work (PoW) trước đây khi yêu cầu các thiết bị phải sử dụng khả năng tính toán để giải các phương trình toán học.
Staking là một trong những giải pháp đem lại thu nhập thụ động một cách hiệu quả bởi khả năng nhận được lãi suất cao từ việc đặt cược. Vậy Staking là gì? Và làm thế nào để người dùng có thể Staking Coin để kiếm tiền từ các tài sản kỹ thuật số?
Vậy, để hiểu rõ hơn về stake, hãy cũng ViMoney tìm hiểu về cách thực hoạt động của stake trong crypto nhé!
1. Staking là gì?
Staking là động thái người dùng giữ một lượng tài sản kỹ thuật số trong ví để cam kết với giao thức tiền điện tử và nhận phần thưởng. Từ đó, các giao thức sẽ lựa chọn một trình xác thực phù hợp để xác nhận các giao dịch. Các nhà đầu tư sẽ nhận được phần thưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng coin stake và thời gian stake.
Khi một block được thêm vào blockchain, các đồng tiền mã hóa mới sẽ được mint và phân phối dưới dạng phần thưởng staking cho các trình xác nhận của blockchain. Thông thường, phần thưởng nhận được sẽ cùng loại tài sản mà người tham gia đặt cược, một số blockchain khác có thể sử dụng loại tiền mã hóa mặc định làm phần thưởng.
2. Cách thức hoạt động của Staking Coin
Staking là một giải pháp thay thế cho khai thác tiền điện tử. Nó bao gồm việc giữ tiền điện tử trong ví tiền kỹ thuật số để hỗ trợ bảo mật và hoạt động của một mạng blockchain cụ thể. Bằng cách ‘khóa’ hoặc loại bỏ tiền điện tử, người dùng có thể nhận được phần thưởng Staking.
Khi bạn tham gia Staking coin, số tiền điện tử tham gia đặt cược vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Về cơ bản, bạn chỉ đang thao tác với chúng và có thể hủy đặt cược để giao dịch với khối lượng tiền điện tử đó. Mặc dù vậy, động thái này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được ngay lập tức. Với một số loại tiền điện tử sẽ yêu cầu bạn phải staking coin trong một khoảng thời gian tối thiểu trước khi được phép gỡ nó xuống.
3. Staking Coin được hoạt động trên ví tiền điện tử
Nếu muốn staking tiền điện tử, bạn cần sở hữu một loại tiền sử dụng mô hình PoS. Staking coin có thể được thực hiện trực tiếp từ ví tiền điện tử của bạn hoặc thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến trên thị trường.
Chỉ các loại tiền điện tử sử dụng mô hình PoS mới có thể tham gia đặt cược.
Thông thường, có một số loại tiền điện tử sử dụng mô hình PoW để thêm các block vào blockchain của chúng. Việc sử dụng cơ chế PoW đòi hỏi khả năng tính toán đáng kể, trong khi sử dụng năng lượng đáng kể để hoạt động. Đó là lý do khiến Bitcoin nhận nhiều chỉ trích do những lo ngại về ảnh hưởng tới môi trường.
Thông qua Staking Coin, bạn có khả năng bỏ phiếu và kiếm được tiền. Nó tương tự như việc nhận lãi khi gửi tiền trong ngân hàng hoặc đưa nó cho ngân hàng để đầu tư.
4. Vậy Proof-of-Stake là gì?
Proof-of-Stake là một cơ chế đồng thuận để blockchain xác thực các giao dịch. Các node trong blockchain phải thống nhất về trạng thái hiện tại của blockchain và xác nhận các giao dịch hợp lệ.
Tiền điện tử sử dụng nhiều cơ chế đồng thuận khác nhau. PoS là một trong những lựa chọn phổ biến nhờ hiệu quả cũng như việc người tham gia có thể nhận được phần thưởng thông qua hoạt động staking.
Các phần thưởng là một trong những động lực thúc đẩy người dùng tham gia vào mạng lưới blockchain. Mỗi blockchain có một lượng phần thưởng tiền điện tử nhất định để xác thực một khối giao dịch. Khi bạn stake tiền điện tử và được chọn để xác thực các giao dịch thì bạn sẽ nhận được 1 phần thưởng tiền điện tử.
Với lợi thế không tiêu tốn nhiều năng lượng, PoS trở thành ưu tiên lựa chọn, bên cạnh khả năng mở rộng cao hơn giúp xử lý được nhiều giao dịch hơn.
5. Lợi ích của việc staking coin
Một số lợi ích khi tham gia staking coin:
- Dễ dàng kiếm được tiền thông qua việc nắm giữ tiền điện tử
- Không cần phải trang bị bất cứ một thiết bị nào để đặt cọc như khi tham gia khai thác tiền điện tử
- Staking coin giúp duy trì tính bảo mật và hiệu quả của blockchain
- Thân thiện với môi trường hơn so với các hoạt động khai thác tiền điện tử
Một trong những lợi ích chính mà staking coin đem lại là bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều tiền điện tử hơn với lãi suất cao. Thậm chí, mức lãi suất mà bạn nhận được có thể lên tới 10% – 20%. Đây thực sự là một cách đầu tư hiệu quả. Điều duy nhất cần làm là sở hữu đồng tiền kỹ thuật số có sử dụng mô hình PoS.
Thêm vào đó, việc staking coin cũng là một cách hỗ trợ blockchain mà bạn đang sở hữu một cách hiệu quả nhất. Các loại tiền mã hóa dứa vào hoạt động staking của chủ sở hữu để xác minh các giao dịch và giữ cho mọi thứ hoạt động một cách xuyên suốt, ổn đỉnh.
6. Rủi ro của việc đặt cược
- Các loại tiền điện tử luôn biến động và có thể tăng/ giảm một cách nhanh chóng. Nếu tài sản bạn tham gia staking giảm giá thì cũng sẽ gây ảnh hưởng tới số tiền mà bạn sở hữu.
- Việc staking yêu cầu bạn phải “khóa” số tiền của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, số tiền điện tử bạn tham gia đặt cọc sẽ không thể thực hiện các giao dịch (bán) chúng.
- Khi bạn muốn hủy bỏ việc stake, sẽ mất khoảng thời gian 7 ngày hoặc hơn thế để có thể xử lý lệnh hủy này.
Khi tham gia staking coin, rủi ro lớn nhất mà bạn cần phải nắm được đó là khi giá của loại tiền điện tử đó đi xuống. Hãy luôn nhớ đến rủi ro này khi thấy bất cứ một loại tiền mã hóa nào quảng cáo tỉ lệ phần thưởng đặt cược cao.
Ví dụ: rất nhiều dự án tiền điện tử thường giới thiệu tỷ lệ cao nhằm thu hút các nhà đầu tư. Nhưng sau đó, giá các tài sản này lại giảm xuống. Nếu bạn muốn thêm vào danh mục đầu tư của mình một loại tiền điện tử nào đó để đầu tư thì bạn có thể lựa chọn một loại cổ phiếu tiền điện tử để thay thế.
Mặc dù khi tham gia staking, tiền điện tử vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn nhưng bạn vẫn cần hủy lệnh trước khi có thể thực hiện lại các giao dịch. Cần phải nắm rõ thời gian “khóa” tối thiểu cũng như khoảng thời gian chờ để lệnh được hủy để có thể chủ động trong mọi tình huống xảy ra.
7. Có nên tham gia Staking coin hay không?
Nếu bạn đang sở hữu đồng tiền điện tử theo cơ chế PoS và không có kế hoạch giao dịch nó trong tương lai gần, thì bạn nên tham gia đặt cược. Bạn không cần phải thao tác quá nhiều và có thể kiếm được tiền điện tử từ hoạt động này.
Nếu bạn chưa sở hữu đồng tiền điện tử nào và muốn tham gia đặt cược coi như 1 khoản đầu tư, bạn cần phải cân nhắc và nghiên cứu thật kĩ để lựa chọn ra loại tiền điện tử phù hợp. Tham gia staking với mục đích đầu tư thì cần lựa chọn loại tiền mã hóa nào mà bạn tin nó là một khoản đầu tư dài hạn tốt.
Một số loại tiền điện tử có thể tham gia staking coin:
- Ethereum (ETH): loại tiền kỹ thuật số đầu tiên có blockchain được lập trình để sử dụng vào quá trình tạo ra các ứng dụng. Thời gian đầu, ETH sử dụng PoW nhưng sau đó đã chuyển sang mô hình PoS.
- Cardano (ADA): đây là một loại tiền mã hóa thân thiện với môi trường. ADA được phát triển dựa trên nghiên cứu về peer-reviewed và cơ chế PoS.
- Polkadot (DOT): giao thức cho phép các blockchain khác nhau kết nối và thực hiện các hoạt động cùng nhau.
- Solana (SOL): một blockchain được thiết kế với khả năng mở rộng vì có thể cung cấp các giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Chỉ các loại tiền kỹ thuật số theo cơ chế PoS mới có thể tham gia staking coin. Mặc dù vậy, PoW mới là cơ chế đồng thuận ra mắt đầu tiên và Bitcoin là đồng tiền điện tử áp dụng nó. Sau đó, các loại tài sản kỹ thuật số khác cũng tiếp nối Bitcoin sử dụng PoW cho đến khi đồng Peercoin (PPC) giới thiệu cơ chế đồng thuận PoS vào năm 2012.
Có nhiều tranh luận xung quanh mức độ an toàn của các cơ chế bảo mật. Mặc dù sức mạnh tính toán được yêu cầu bởi PoW tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng nó cũng khiến các blockchain PoW khó bị tấn công hơn. Đây cũng là lý do mà nhiều loại tiền mã hóa lựa chọn cơ chế này.
Việc sử dụng PoS về cơ bản đem lại lợi ích cho cả bản thân đồng tiền kỹ thuật số và các nhà đầu tư tiền điện tử. Việc áp dụng PoS giúp các loại tiền kỹ thuật số xử lý được các giao dịch với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn rất nhiều. Việc có thể staking cũng đem lại một nguồn thu nhập thụ động cho các nhà đầu tư và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giao dịch trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Nguồn: Tổng hợp