Đồng USD tăng giá mạnh là một trong những điều cản trở thị trường tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin.
Khi nào lãi suất thay đổi?
Rõ ràng, quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chắc chắn sẽ không nương tại với thị trường lãi suất cho vay như nhiều người mong muốn. Bởi quan điểm của ông Powell rằng: “Chỉ khi sức mạnh của đồng USD được đặt đúng điểm thì lạm phát mới thoái lui”.
Bài phát biểu dài 8 phút của Chủ tịch FED đã khiến Bitcoin và thị trường chứng khoán bốc hơi, và chắc chắn FED sẽ khiến triển vọng tăng giá Bitcoin còn dậm chân tại chỗ.
Trong trường hợp đồng USD không ATH, thì ít nhất nó cũng ở một thị giá đủ cao để khiến mọi chuyện thay đổi. Không có bất kỳ công thức nào để dẫn lối nền kinh tế đến gần điểm suy thoái. Mỗi một chu kỳ suy thoái đều có bóng hình một nút dây thắt chặt kinh tế – dĩ nhiên điều này gây ra sự phản ứng đến từ các thành phần nhỏ thuộc vĩ mô, điển hình là chỉ số CPI, chỉ số thất nghiệp và doanh thu bất động sản.
Lịch sử đã chứng minh, việc thắt chặt tài chính có thể khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng “trầm cảm” vì FOMO.
Nếu mọi thứ đúng như dự đoán, ngay từ thời điểm này, niềm tin của người tiêu dùng sẽ giảm xuống mức kỷ lục đi kèm với những hóa đơn chi tiêu tăng phi mã do giá cả leo thang.
Đối với năng lượng, tổng lượng tiền tiết kiệm của người dân Mỹ đạt 2 tỷ USD, chiếm 10% GDP toàn ngành, họ hoàn toàn có thể vượt qua cú shock tăng giá năng lượng (ngoại trừ các hộ gia đình thu nhập thấp).
Đối với bất động sản, việc tăng lãi suất cho vay sẽ khiến doanh thu bất động sản giảm, các mảng đầu tư bị đình trệ (ước tính chiếm 8% GDP). Các khoản vay thế chấp “bay cao” có thể giết chết dòng tiền, dĩ nhiên đó cũng chưa phải là điều rõ ràng biểu hiện của một cuộc suy thoái.
Bitcoin nghịch thiên với đồng USD
Để khẳng định có hay không, thực sự còn khá sớm. Phân tích cơ bản, Bitcoin có mối quan hệ đối nghịch với chỉ số DXY.
Bitcoin có nguồn cung cố định và được giao dịch dưới cặp BTC/USD mạnh nhất so với bất kỳ tài sản tiền điện tử nào. Theo Coinshare, mối tương quan của nó hiện ở mức 70% (R2 là 0,5877).
Triển vọng tăng trưởng DXY được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định mức tăng/giảm ngắn hạn-trung hạn đối với giá Bitcoin.
Từ năm 2003, đồng USD đạt giá trị cao nhất, tuy nhiên vẫn còn 1 khoảng cách tương đối với thời kỳ siêu lạm phát 1980. Ở thời điểm hiện tại, đồng USD có thể tăng giá nhiều hơn nữa bởi tình trạng lạm phát chắc chắn còn kéo dài.
Quay lại thời kỳ cơn ác mộng đầu những năm 1980, Cựu chủ tịch FED đã phải siết vòng kim cô nền tài chính Mỹ nhằm ghìm cương lạm phát, đồng USD được định giá cao ngất ngưởng.
Trong nhiệm kỳ kéo dài 17 tháng của mình, CPI nước Mỹ chạm mức 11,8%. Cựu chủ tịch Paul Volcker công bố tung “vòng kim cô” lên hệ thống tài chính khiến lãi suất chạm mốc 20%.
Tương tự, thời điểm hiện tại, Mỹ không trải qua cơn “hạn hán” đáng sợ như những năm 80, nhưng với chính sách tiền tệ hiện tại của FED, đồng USD cũng đang ở mức được định giá cao (tuy nhiên để đạt đến mức như thời ông Paul Volcker sẽ là điều không thể).
Đối với Bitcoin, Bitcoin có nguồn cung giới hạn, nếu nguồn cung này đạt ngưỡng “limited” thì giá trị BTC sẽ được đẩy cao lên vô hạn, ngăn chặn lạm phát xảy ra khi không ai có thể “in” thêm BTC trên blockchain.
Tuy nhiên, Bitcoin có được hoạt động với cơ chế chống lại lạm phát hay không thì cần thời gian chiêm nghiệm. Có thể, Bitcoin sẽ là cứu cánh cho người dân trong bối cảnh đồng tiền mất giá.
Lưu ý, kể từ khi đạt ATH 69.000 USD (tháng 11/2021), Bitcoin đã mất gần 70% giá trị (8/9/2022).
Thị trường Bitcoin và tiền điện tử nói chung sẽ tồn tại rủi ro bởi tình hình chiến sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine.
Tương quan với DXY, DXY còn có thể tăng giá cao hơn nữa, thậm chỉ đạt đỉnh giá trị khi viễn cảnh suy thoái còn tiếp diễn. Còn với Bitcoin thì lại dựa vào giá trị USD để “sinh tồn”. Khi đồng USD tăng giá, lúc này dòng tiền sẽ đổ vào đồng bạc xanh để nhờ cứu trợ, điều đó khiến Bitcoin “thê thảm”. Ngược lại, nếu dòng tiền liên tục rót về phía tiền điện tử, có nghĩa là tình trạng lạm phát đang ở tình trạng báo động, đồng USD có thể khó chiếm được sự đồng thuận.
Có vẻ như FED sẽ không để điều đó xảy ra khi các dữ liệu đều nghiêng về phía DXY với mức tăng trần vào cuối năm 2022, 2023.
Kết luận: Bitcoin tỷ lệ nghịch với chỉ số USD DXY. Giá Bitcoin khó có khả năng bứt phá trừ khi mọi số liệu về nền kinh tế Mỹ tồi tệ đi, đặc biệt là khi “con thuyền ma” suy thoái “cập cảng”.
Nguồn CoinShares
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.