Mặc dù tình hình tài chính của Signature Bank tương đối ổn định nhưng chính phủ Mỹ vẫn hạ lệnh lập tức đóng cửa.
Ngân hàng trị giá hàng trăm tỷ USD đáng lẽ không nên bị sụp đổ vì bài toán thanh khoản
Theo Sở dịch vụ Tài chính New York, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tịch thu 110 tỷ USD tài sản của Signature với lý do bảo vệ người gửi tiền, bình ổn hệ thống tài chính.
Theo sau Silvergate Bank và SVB, Signature Bank đã trở thành ngân hàng thứ 3 “sập tiệm” đe dọa thanh khoản hệ thống toàn ngân hàng Mỹ.
Cơ quan tài chính Mỹ kiên quyết đóng cửa ngân hàng Signature Bank, rao bán tài sản, cách chức ban lãnh đạo mặc dù thành viên HĐQT ngân hàng khẳng định tình hình tài chính của họ không hề có vấn đề kể cả khi có lệnh đóng cửa từ giới chức tài chính Mỹ.
Ngày 10/3, khoảng 10 tỷ USD đã bị rút khỏi hệ thống ngân hàng do nỗi sợ lây lan từ vụ sụp đổ bất ngờ của SVB. Tuy nhiên tốc độ rút tiền đã được kiểm soát, về cơ bản không có bất kỳ ảnh hưởng trầm trọng nào.
Thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng và cựu Hạ nghị sĩ Mỹ – ông Barney Frank cho biết: Signature có 40 chi nhánh, tổng tài sản trị giá 110,36 tỷ USD, lượng tiền gửi là 88,59 tỷ USD (cuối năm 2022).
Trong buổi phỏng vấn với CBDC, Frank chia sẻ: “Chúng tôi không nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào ở thời điểm bị can thiệp” đồng thời không phủ nhận sự kiện SVB có ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng.
Các công ty công nghệ và start-up tiền điện tử hoang mang khi Silver Bank và SVB lần lượt “nghỉ làm” mặc dù sự kiện này đã được đưa vào danh sách dự kiến. Có thể đó cũng chính là áp lực mà Signature Bank gánh chịu.
Mỹ “cảnh cáo” thị trường tiền điện tử thông qua Signature Bank
Được thành lập vào năm 2001, Signature Bank là ngân hàng thân thiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kể từ năm 2018, thời điểm bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các công ty crypto tại thị trường Mỹ, Signature Bank đã trở thành một trong những ngân hàng cung cấp việc giao dịch bằng USD cùng hệ thống chuyển tiền 24/7 cho các đối tác của ngành công nghiệp tiền điện tử, đồng thời nắm 16,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng có liên quan đến crypto.
Kể từ khi Silvergate Bank và SVB sụp đổ, các khách hàng của Signature Bank đã chuyển tiền gửi của họ sang JPMorgan Chase và Citigroup.
Nhà quản lý vào cuộc, “tịch thu” tài sản của Signature Bank, đưa ngân hàng này vào danh sách rủi ro tài chính. Về phần mình, ông Barney Frank cho biết “thực sự không có lý do khách quan” khiến Signature Bank bị tịch thu.
“Tôi nghĩ một phần của hành động bất ngờ này chính là việc cơ quan quản lý muốn phát đi thông điệp cảnh cáo thị trường tiền điện tử. Chúng tôi đã trở thành Poster child vì không có tín hiệu phá sản dựa trên các quy tắc cơ bản”.
SEC và bộ Tư Pháp liên tục có các động thái đánh trực diện vào thị trường tiền điện tử. Có vẻ như chính quyền Mỹ đang lợi dụng ngân hàng để đàn áp ngành công nghiệp tiền điện tử một cách hợp pháp.
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, 3 ngân hàng lớn của Mỹ ngừng hoạt động, (giới chức cảnh báo cái tên tiếp theo có thể là First Republic Bank FRC) đặt ra câu hỏi lớn về giao dịch tiền điện tử và vấn đề pháp lý đối với ngân hàng.
Các tổ chức tiền điện tử sẽ sử dụng công cụ nào để xử lý các giao dịch USD khi hiện tại SVB và Signature Bank được quy vào nhóm rủi ro hệ thống tài chính, quy định thanh khoản lỏng lẻo, cũng là ví dụ điển hình cho việc quản lý khoản tiền gửi không được bảo hiểm bởi FDIC khiến tiền gửi dễ “bốc hơi” khi xảy ra vấn đề bởi các khoản vay.
Đáng bàn luận, thực tế, SVB và Silvergate hay Signature Bank không phải là những ngân hàng duy nhất đối mặt rủi ro của các khoản lỗ chưa thực hiện. Theo FDIC, tính tới cuối năm ngoái, toàn ngành ngân hàng Mỹ các khoản lỗ chứng khoán trên sổ sách khoảng 620 tỷ USD.
Nguồn CNBC
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác