Hơn 30 năm trước, Ukraine và Nga không có biên giới, vậy mà ngày nay, căng thẳng của 2 quốc gia đã khiến toàn châu Âu rơi vào khủng hoảng.
Ukraine hay Nga là kẻ chiến thắng?
Thắng lợi trong cuộc chiến quân sự, dù là của một cường quốc cũng có thể là sự bắt đầu một bi kịch mới với họ trong tương lai. Chắc chắn là như vậy!
Khi Tổng Tống Vladimir Putin đưa quân đội Nga tiến vào biên giới Ukraine, có lẽ bản thân ông ấy không nghĩ rằng sẽ có trong tay một chiến thắng dễ dàng.
Các nhà nhận định đến từ phương Tây dự đoán thủ đô Kiev chắc chắc sẽ thất thủ chỉ trong vòng 72 tiếng. Thế nhưng, lòng dũng cảm và khôn khéo của người Ukraine đã dập tắt sự nhầm tưởng đến từ một phía đó.
Cuộc xung đột căng thẳng bước sang tuần thứ 8, dự báo kết cục chiến thắng không phải Nga mà là Ukraine. Và có lẽ chiến thắng này sẽ thiết lập lại trật tự an ninh mới trên bản đồ châu Âu.
Trong một bài phát biểu ngày 25/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky lý giải tại sao cuộc chiến này có lợi cho Ukraine đồng thời tiết lộ bí mật sức mạnh bí mật đến từ chính người dân nước này.
“Chúng tôi tin chúng tôi chiến thắng”, Tổng thống Zelensky tuyên bố, “Đây là nhà của chúng tôi, lãnh thổ của chúng tôi và nền độc lập của chúng tôi. Vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi”.
Nga chùn chân tại chiến trường Đông Âu, lực lượng phòng vệ của chính quyền Zelensky bắt đầu phản công. Vào ngày 29/3/2022, Nga tuyên bố sẽ giảm hoạt động quân sự ở miền Bắc nước này. Thực tế, Nga đã thừa nhận rằng họ không chiếm được Kiev.
Về phía Ukraine, dải đất bờ biển phía Nam đang nằm trong tay người Nga, lực lượng quân đội phía Donbas không quá mạnh và rất dễ bị bao vây. Không một người nào dám đánh giá chủ quan hỏa lực của Nga, ngay cả khi lực lượng quân đội Nga “mệt mỏi”, họ vẫn đủ khả năng huy động một đợt tổng tấn công lớn vào phía Bắc Ukraine.
Đối với Zelensky, không thua là chiến thắng, ít nhất không để Nga chiếm đóng trên lãnh thổ của mình. Còn với Putin, không chiến thắng là đã thua. Bởi vậy, 2 quốc gia cần có một cuộc bàn đàm phán để có được lối thoát danh dự.
Ukraine cần chiến thắng để khiến Nga thất bại trước một chiến lược thất sách. Một chiến thắng để khiến Nga phải sa lầy và làm tăng thêm sức thuyết phục dân chủ, chống lại mọi hiệp ước đi ngược lại với mong muốn hòa bình. Chiến thắng là cơ sở để Ukraine xây dựng một nhà nước dân chủ thời kỳ hậu chiến.
Một Ukraine độc lập và mạnh mẽ có thể ngăn chặn được cuộc xung đột quân sự đến từ Nga hay không? Mọi việc nếu theo kịch bản như vậy, NATO sẽ được “thư giãn” hơn, Mỹ tự do hơn trong mối quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc.
Mỹ và đồng minh phương Tây đang làm gì trước chiến sự Ukraine
Mỹ từ chối gửi máy bay quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng việc cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần giống với việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Đức đặt câu hỏi rằng Ukraine liệu đã đủ dũng cảm để xóa dấu vết thời Xô Viết hay chưa.
Thay vào đó….
Phương Tây hành động, áp biện pháp trừng phạt nặng nề nhất từ trước đến nay lên nền tài chính nước Nga để làm suy giảm sự duy trì quân sự lâu dài của con gấu xứ Bắc.
Đức và Pháp đã thu hẹp khoảng cách ngoại giao với Nga. Các lãnh đạo phương Tây cũng cam kết siết chặt biện pháp trừng phạt Nga, nhưng châu Âu lại từ chối áp lệnh ngừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga như Mỹ đã làm.
Sau năm 2014, Ukraine đã không thể thoát khỏi nạn tham nhũng và sự chậm chạp cải tổ chính trị. Nền kinh tế của Ukraine điêu đứng và chắc chắn không trụ vững sau khi Nga tiến hành hành động quân sự đặc biệt.
Bài toán gia nhập EU có vẻ khá khó khăn, cần nhiều hơn cả thời gian. Lật lại về mối lo của ông Emmanuel Macron, có lẽ bất kỳ ai cũng có thể hiểu được khi cho rằng một quốc gia đang phức tạp về mặt chính trị sẽ khó để tham gia cuộc chơi mới với EU.
Châu Âu có nên chào đón Ukraine như cách Đông Âu hoan nghênh nước này bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô vào những năm cuối 1991? Sứ mệnh của EU là tạo ra một lục địa hòa bình đúng nghĩa, vậy thời khắc này, tư cách thành viên của Ukraine có cần được xem xét?
(Nguồn The Economist)