Take Five: Nhà ga lạm phát

Những số liệu thương mại sẽ nói gì về nền kinh tế đang đối mặt với lạm phát.

Những số liệu thương mại sẽ nói gì khi nền kinh tế đang đối mặt với lạm phát?

Lạm phát – tiêu dùng – chính sách

Trong những ngày cuối tuần của Lễ Tưởng niệm, những tài xế chuẩn bị cho mùa hè với những lo ngại về giá xăng tăng cùng chỉ số lạm phát đạt kỷ lục.

Các nhà đầu tư sẽ làm những gì khi những dấu hiệu lạm phát mới có thể cho phép FED chậm nhịp lại trong việc tăng lãi suất.

Người Mỹ có vẻ đã dành ít sự quan tâm hơn đến lạm phát của Trung Quốc, thay vào đó là những số liệu thương mại mới về nền kinh tế thế giới. Song, giá dầu đạt đỉnh sẽ khiến các kế hoạch trước đó của các nhà hoạch định ít nhiều thay đổi, cuộc họp sắp tới của các ngân hàng trung ương khu vực eurozone và tại các quốc gia mới nổi sẽ tác động ít nhiều đến với tâm lý chung.

Số liệu tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trở thành nỗi lo lớn khiến Chủ tịch FED Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đều đã đến thăm Nhà Trắng để thảo luận về lạm phát.

Chỉ số CPI của Mỹ.

Việc thắt chặt chính sách kinh tế của FED hy vọng sẽ khiến lạm phát hạ nhiệt sau thời gian tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Dự báo CPI tháng 5 sẽ tăng 0,7% – mức tăng 0,3% so với tháng trước, mặc dù tình hình xăng dầu đã bớt “căng thẳng” từ tháng 3.

Thị trường tài chính biến động trước trước những hy vọng rằng tình hình tháng 5 sẽ “lành mạnh” hơn khi FED mạnh tay thắt chặt chính sách, đồng thời sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất vào cuối năm 2022.

Cuộc họp sắp tới vào ngày 9/6 của ngân hàng trung ương sẽ đánh dấu mốc quan trọng sau 11 năm, ngân hàng trung ương châu Âu chính thức tăng lãi suất.  

Các nhà kinh tế của ECB đang chịu áp lực về phương hướng trong việc tăng lãi suất là đúng hay sai bắt đầu từ tháng 7 nhằm kiềm chế lạm phát (EU lạm phát 8,1% trong tháng 4).

Các quan chức đồng thuận cho mức tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và 9, tuy nhiên một số cá nhân khác cho rằng mức tăng nên là 50 điểm cơ bản.

Tuy nhiên, các quốc gia ở phía Nam, đặc biệt là Italy phản đối việc tăng lãi suất, tuy nhiên, nhiều khả năng thị trường sẽ tự nhìn nhận tình hình và ra dấu hiệu về chính sách này có hay không khả thi.

Tăng trưởng kinh tế

Châu Âu chính thức thích nghi với kế hoạch cắt giảm dầu khí từ Nga đến 90% qua đường biển. Các nhà phân tích ANZ ước tính kế hoạch này sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng khoảng 2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.

Bởi vậy, OPEC+ quyết định tăng sản lượng OPEC+ quyết định sẽ tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hằng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày.  

Trước tình hình trên, giá dầu nhạy cảm thay đổi và hiện đang giao dịch ở mức giá 115 USD/thùng. Các nhà phân tích dự đoán rằng giá dầu thô sẽ đạt mức 101 USD – mức tăng tối thiểu so với dự báo tháng 4.

Châu Á – nguồn cung – sự sợ hãi

Thượng Hải mở cửa sau chuỗi ngày dài 25 triệu dân ở đây thực hiện chính sách giãn cách do sự ảnh hưởng đáng sợ của Covid-19.

Thiệt hại của nền kinh tế trong khu vực ước tính khá lớn khi những công bố sắp tới vào ngày 9/6 góp phần củng cố thêm mức độ ảnh hưởng đến nhu cầu và sự tăng trưởng chung trong nước và thế giới.

Viện Tài chính Quốc tế dự đoán tình hình thế giới chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, tình hình kinh tế phát triển chậm ở Trung Quốc, sức mạnh của USD, câu chuyện lùm xùm của Nga, lạm phát sẽ khiến thị trường mới nổi phải đối mặt với sự suy giảm mạnh về đầu tư và tăng trưởng GDP.

Ngân hàng trung ương các nước không chịu khuất phục khi liên tục phát đi thông báo tăng lãi suất, điển hình như Chile, Peru và Ba Lan dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất cơ bản từ 25 đến 75 điểm cơ bản.

Sau khi tăng lãi suất bất ngờ vào tháng 5, các nhà hoạch định thúc giục các nhà lập phát cần mạnh tay hơn nữa trong cuộc họp vào ngày 8/6.   

Ukraine và Nga – cuộc chơi lớn trên vũ đài quân sự

Cuối cùng, tin tức của Ukraine nhấn mạnh thêm tình hình chung. Ukraine đối mặt với tình trạng lạm phát đình trệ, lãi suất cơ bản đã tăng 25%.

Bộ Tài chính Ukraine và KSE ước tính rằng, tổng cộng thiệt hại của Ukraine sau cuộc chiến với Nga có thể lên tới gần 600 tỷ USD – con số gấp 3 lần GDP của nước này trong năm 2021.

Còn Nga – quốc gia đang hứng chịu 6 lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay sau khi trở thành “gamer” trong cuộc chơi tài chính – quân sự.

Ngày 27/5, Ngân hàng Trung ương Nga giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 11%.

Nga đang đứng trên bờ vực suy thoái và có nguy cơ vỡ nợ quốc tế. Gần 1000 công ty khổng lồ trong giới tài chính rút chân khỏi thị trường. Chính phủ dự báo nền kinh tế sẽ giảm 8,8% trong năm 2022 và khó có thể trở lại bình thường cho đến năm 2026.

Exit mobile version