Liệu dự báo suy thoái kinh tế có xảy ra hay không khi tăng trưởng toàn cầu đang giảm điểm?
Biến số khó lường
Vào năm 1900, cuộc đại suy thoái diễn ra trên toàn thế giới, nó được định lượng bằng mức độ tụt giảm GDP hàng năm thấp nhất trong 10 năm trước đó.
Năm 2020, thế giới tiếp tục căng thẳng bởi đại dịch khiến kinh tế khủng hoảng kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. 2 năm sau đó, dự báo cho một sự suy thoái lại tiếp tục được gọi tên.
Hoàn toàn có cơ sở để chắc chắn để đặt mối lo lên đó.
Xung đột Nga – Ukraine khiến giá lương thực và khí đốt năng lượng “phá giá” ở con số không tưởng, bảng kế toán chi tiêu của các hộ gia đình tăng gấp đôi so với năm trước. Trung Quốc đóng cửa quốc gia để phòng dịch khiến chuỗi cung ứng gặp khó khăn. Và giờ đây, khi các ngân hàng trung ương tham chiến trên mặt trận chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất cơ bản.
Những nỗi lo mới đối với nền kinh tế khiến thị trường tài chính chao đảo.
Trong tháng qua, thị trường chứng khoán đã sụt giảm 1/10, các tài sản rủi ro như tiền điện tử chịu đòn đau, các nhà kinh tế hạ mức độ dự báo tăng trưởng toàn cầu.
Nền kinh tế Nga đã tăng trưởng chậm lại kể từ khi các nước phương Tây trừng phạt bởi những liên quan trực tiếp đến xung đột Ukraine.
Kết quả của những lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây áp đặt lên Nga là giá dầu tăng đột biến. Điều này không chỉ khiến lạm phát tăng cao mà còn có thể dẫn tới suy thoái, do giá năng lượng làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và các công ty.
Nền kinh tế Mỹ hoàn toàn có thể phải trải qua một giai đoạn stagflation – chỉ việc đồng thời xảy ra lạm phát cao và suy thoái kinh tế – cơn ác mộng dài không quốc gia nào muốn chứng kiến.
Trên nhiều quốc gia, cơn lốc xoáy mang tên suy thoái kinh tế đã đến gần. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã giảm điểm. Hầu hết mọi người không đưa ra con số khả quan về tình hình tài chính khi được khảo sát.
Nếu người tiêu dùng thắt chặt túi tiền để giảm nhiệt chi tiêu, nền kinh tế sẽ không còn đủ đà để tăng tốc. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, vẫn còn điểm sáng khi hành động và lời nói của người tiêu dùng vẫn chưa tìm được 1 giao điểm.
Mặc dù vậy, người tiêu dùng vẫn có thói quen chi tiêu khá thoáng tay, số bàn đặt chỗ tại nhà hàng trên website OpenTable còn cao hơn mức trước đại dịch. Tại Mỹ, các khách sạn “hừng đông” khi các phòng luôn trong tình trạng “khóa trái”. Có vẻ như người dân ít tham gia các hoạt động xã hội hơn là việc thích ứng với điều kiện để có thể tiếp tục mua sắm.
Chi tiêu – tăng trưởng – lạm phát
Trong thời gian tới, không ai có thể kiềm chế cơn sốt mua sắm kể cả khi vấn nạn lạm phát có thể giảm sức chi tiêu.
Theo ước tính của The Economist, các hộ gia đình trên khắp các nước thuộc OECD sở hữu 4 triệu USD tiền tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch. Số lượng tài khoản ngân hàng của các hộ gia đình có thu nhập trung bình vượt trên 65% so với năm 2019.
Các nhà phân tích tại ngân hàng JPMorgan Chase ước tính rằng chi tiêu trên toàn cầu đã tăng 7,6% trong quý I/2022, (gấp đôi so với cuối năm 2021).
Trung Quốc thực hiện chiến lược “zero-covid” khiến nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm. Sản xuất công nghiệp ở nước này đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu bán lẻ giảm hơn 11%.
Không một quốc gia nào muốn chứng kiến thảm kịch lạm phát và suy thoái cùng xảy ra một lúc.
Nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tới châu Âu, Trung Quốc thắt chặt hơn nữa các chính sách “zero-covid 19”, ngân hàng Trung ương điều chỉnh tăng cao lãi suất hơn nữa…một thảm cảnh sẽ xảy ra mà không cần phải chờ đợi.
JPMorgan Chase lưu ý rằng thị trường lao động Mỹ nếu bị thắt chặt thêm 1 lần nữa như quá khứ đã từng, một cuộc suy thoái đúng nghĩa sẽ diễn ra. Tuy nhiên, cuộc đại suy thoái toàn cầu lần 12 (kể từ năm 1900) có vẻ như chưa bắt đầu – ít nhất là ở thời điểm này.
Zoe (Nguồn The Economist)