Web 3 đang là khái niệm gây sốt trong giới công nghệ. Liệu phát minh về Web 3.0 có đa năng hơn Internet hiện nay – Internet sẽ đi đâu và về đâu khi Web 3.0 được công bố ra mắt? Vimoney sẽ giới thiệu đến bạn đọc chuỗi series về Web 3 để người dùng có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm này.
Web 1, 2, 3 là gì?
Web 1 (1980–2000)
Làn sóng internet đầu tiên bắt đầu vào đầu những năm 1980, với những máy tính đầu tiên có thể “giao tiếp” với nhau bằng giao thức chuẩn TCP/IP vào năm 1983. Web 1 tập trung vào việc cho phép người dùng đọc và xem thông tin trực tuyến (tương tự tòa soạn báo cho ra đời một trang internet để bạn đọc đọc báo kỹ thuật số).
Về mặt lý thuyết, các giao thức mở và minh bạch khá tốt nhưng tồn tại một số vấn đề chính.
- Kỹ thuật: để tận dụng các giao thức mở trên Web 1 (TCP, IP, SMTP, HTTP), bạn cần có một lượng kiến thức kỹ thuật tương đối. Do đó, yêu cầu hiểu biết kỹ thuật đối với người dùng internet mới cao và người dùng không hiểu nhiều về kỹ thuật khó có thể tham gia.
- Khoảng trống: Các giao thức trong Web 1 không bao gồm nhiều thứ như tìm kiếm, thanh toán, v.v., do đó tồn tại những khoảng trống chính mà các giao thức mở, minh bạch không giải quyết được.
- Thu thập dữ liệu và kiếm tiền: Các giao thức Web 1 không thu thập dữ liệu người dùng nên không thể biến trải nghiệm cá nhân thành tiền (Amazon không thể đề xuất các sản phẩm mà bạn có thể quan tâm, Shopify không thể lưu các sản phẩm, lịch sử giao hàng hoặc thanh toán, v.v.). Việc không thể thu thập dữ liệu người dùng cũng có nghĩa là những người phát triển các giao thức này không thể nắm bắt được giá trị của các ứng dụng được xây dựng trên đó.
Web 2 (2000 — Present)
Làn sóng internet thứ hai bắt đầu vào đầu những năm 2000 khi các công ty tư nhân bắt đầu xây dựng thêm các ứng dụng dựa trên các giao thức mở của Web 1 đồng thời xây dựng các giao thức riêng để lấp đầy những khoảng trống mà Web 1 đã bỏ lỡ (thanh toán, tìm kiếm, v.v.) .
Web 2 tương tác nhiều hơn vì người dùng không chỉ xem nội dung và còn có thể tạo ra, tải lên và chia sẻ nội dung của riêng họ. Google và Microsoft sử dụng SMTP (giao thức truyền tải thư tín đơn giản) được tạo vào năm 1981 trong Web 1 để tạo Gmail và Microsoft Outlook. Trong khi SMTP mở và minh bạch, Gmail và Outlook đều đóng và chịu kiểm soát bởi hai gã khổng lồ công nghệ. Do đó, trong Web 2, người dùng tương tác với phần mềm và giao thức được xây dựng bởi các công ty công nghệ lớn ngay cả khi họ tương tác với các giao thức mã nguồn mở của Web 1.
Web 3 (2016 — Hiện tại)
Web 3 là thời đại tiếp theo của Internet tận dụng các yếu tố tốt nhất của Web 1 (các giao thức minh bạch và mở) và Web 2 (khả năng đọc và viết nội dung động) và kết hợp chúng lại với nhau.
Với các xu hướng công nghệ đang phát triển đáng kể như web ngữ nghĩa, khai thác dữ liệu, học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác tập trung vào thông tin được máy tính hỗ trợ, Web 3.0 được kỳ vọng sẽ kết nối nhiều hơn và thông minh hơn.
Về cốt lõi, Web 3 nhằm mục đích cho phép người dùng không chỉ đọc và viết nội dung mà còn sở hữu nội dung của riêng họ, không bị các công ty công nghệ hoặc các nền tảng tập trung kiểm soát hoặc tắt tính năng kiếm tiền. Web 3 cũng nhằm mục đích quay trở lại các giao thức nguồn mở của Web 1, nơi các quy tắc được chuẩn hóa cho tất cả những người tham gia thị trường để các công ty công nghệ lớn không thể kìm hãm sự đổi mới và cạnh tranh trên thị trường.
Công ty | Chức năng | Chuỗi thông tin | Giao thức | Quy luật | Đối tượng tạo nội dung | Quyền sở hữu nội dung | |
Web 1 | Yahoo, Netscape | Đọc | 1 chiều – tĩnh | Open | Chuẩn hóa | Công ty | Công ty |
Web 2 | FAANG | Đọc, viết | 2 chiều – động | Private và silo | Trừu tượng | Người dùng | Công ty |
Web 3 | TBD | Đọc, viết, sở hữu | 2 chiều – động | Open | Chuẩn hóa | Người dùng | Người dùng |