Đây là phần thứ hai của loạt bài gồm bảy phần bao gồm:
- Web 1, 2, 3 là gì?
- Những lợi ích và hạn chế của Web 2
- Tại sao Web 3 lại quan trọng?
- Metaverse là gì?
- Thị trường tiền điện tử
- Đơn giản hóa hệ sinh thái Web3
- Khái niệm cần biết về Web 3
State Aggregator
Trong Web 2, nếu “state” là dữ liệu người dùng thì state aggregator chính là nhân tố thay thế các giao thức mở của Web 1 bằng phần mềm miễn phí và dễ sử dụng. Phần mềm này đã thu thập và tổng hợp một lượng lớn dữ liệu người dùng để kiếm tiền.
Lợi ích chính mà state aggregator mang lại theo 4 hướng chính:
- Trải nghiệm dễ dàng: người dùng có thể dễ dàng tạo trang Facebook, đăng ký Gmail,… hơn so với tìm hiểu HTTP, SMS hoặc SMTP.
- Trải nghiệm tùy chỉnh: các công cụ của các công ty công nghệ thu thập dữ liệu nên trải nghiệm trực tuyến của người dùng được tùy chỉnh nhiều hơn. YouTube có thể đề xuất video dựa trên lịch sử xem video của bạn, Netflix có thể đề xuất những bộ phim mà bạn có thể thích.
- Trải nghiệm thuận lợi: tất cả nội dung tập trung ở một nơi. Feed của các ứng dụng xã hội khác nhau như YouTube, Twitter, Facebook, Instagram,… tổng hợp tất cả nội dung bạn muốn theo dõi.
- Trải nghiệm hữu ích: Ngoài xây dựng dựa trên các giao thức mở của Web 1, state aggregator của Web 2 đã bắt đầu xây dựng và lấp đầy các khoảng trống mà các giao thức Web 1 để lại. Paypal vào không gian thanh toán, Google vào không gian tìm kiếm, Facebook, Instagram, Twitter, v.v. vào không gian truyền thông xã hội, v.v.
Dưới đây là ví dụ cụ thể hơn về cách state aggregator của Web 2 sử dụng internet dễ dàng hơn nhiều so với các giao thức mở của Web 1: YouTube & HTTP. Người dùng YouTube tạo video trực tuyến và phát hành chúng lên internet. Hầu hết người dùng YouTube sẽ không thể phát hành video của họ trên HTTP của Web 1 bằng cách mã hóa trang web của riêng họ. Thay vào đó, họ sử dụng YouTube, nền tảng chia sẻ video của Google, có UI/UX dễ sử dụng để xem và tải nội dung video lên. Điều này giúp người dùng YouTube dễ dàng phát hành nội dung vì họ tương tác với UI/UX của YouTube thay vì HTTP.
Vấn đề của Web 2
Web 2 đánh mất tính mở và minh bạch của Web 1 khi các công ty công nghệ lớn tư nhân bắt đầu lưu trữ và kiếm tiền từ dữ liệu người dùng. Điều này đã dẫn đến một số bất cập.
Sự phụ thuộc lớn
Bắt đầu từ đầu những năm 2000, việc sử dụng internet thông qua máy tính và thiết bị di động đã trở nên phổ biến. Khi internet chứng kiến nhiều người dùng trực tuyến hơn, các nền tảng tập trung như Facebook và Google bắt đầu tăng người dùng theo cấp số nhân. Điều này có nghĩa là dữ liệu của hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới được tập trung hóa và phụ thuộc vào một số công ty công nghệ. Trên toàn cầu, tất cả các quốc gia phát triển đều có hơn 50% dân số tham gia trực tuyến.
Bắt đầu từ đầu những năm 2000, người dùng internet bắt đầu bùng nổ khi máy tính cá nhân và điện thoại di động bắt đầu xâm nhập thị trường công nghệ tiêu dùng.
Hệ sinh thái bị kiểm soát
Do số lượng người dùng quá lớn, Web 2 gặp phải vấn đề mất quyền kiểm soát khi quyền lực phần lớn rơi vào các công ty và tổ chức tập trung.
Luật chơi mới từ các ông lớn
Các nền tảng tập trung có thể thay đổi “luật chơi” đối với người dùng và nhà phát triển bất cứ lúc nào. Họ có thể xóa mọi người khỏi nền tảng, xóa khả năng kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của một cá nhân, thay đổi cấu trúc phí và thậm chí thay đổi cách người dùng xem nội dung thông qua thay đổi thuật toán.
Mặc dù người dùng có thể phản đối những thay đổi trên bằng cách chuyển đổi nền tảng khác, nhưng điều này thường không khả thi do lượng người theo dõi lớn và vị trí thống lĩnh thị trường mà các công ty có. Ví dụ: nếu Apple quyết định tăng hoa hồng trên App Store từ 30% lên 45%, các nhà phát triển sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận điều này hoặc phải từ bỏ tiếp cận lượng người dùng khổng lồ sử dụng iPhone.
- Deplatforming (Xóa tài khoản của người dùng): Các công ty như YouTube, Shopify, Meta và Twitter đã xóa tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump khỏi nền tảng nào của họ.
- Demonetization (Phi tiền tệ hoá): Các công ty trả tiền cho người sáng tạo để phát hành nội dung trên trang web của họ (đặc biệt là YouTube và Twitch) có quyền hủy bỏ tài khoản hoặc tắt tính năng kiếm tiền của người sáng tạo. Các công ty này thường có các nguyên tắc không rõ ràng mà người sáng tạo phải dè chừng khi đủ điều kiện kiếm tiền.
- Thay đổi quy tắc cộng đồng: Các công ty có thể thay đổi bố cục ứng dụng của họ mà không cần sự chấp thuận của cộng đồng sử dụng chúng. Một ví dụ gần đây là việc YouTube đưa ra quyết định xóa nút không thích (Dislike) và vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ người dùng.
- Hoa hồng: Cả Apple và Google đều có thể yêu cầu mức phí hoa hồng cao từ 15–30% cho tất cả các giao dịch diễn ra trên hệ điều hành của họ.
- Hộp đen thuật toán: Mỗi công ty công nghệ đều tạo ra các thuật toán của riêng họ để kiểm soát nội dung nhìn thấy của người dùng và những thuật toán liên quan đến việc xác định những gì sẽ hiển thị cho người dùng hầu như không được công khai. Điều này đã dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như Instagram quảng cáo hình ảnh tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và Facebook quảng cáo các bài đăng kích động chính trị và bạo lực.
Bảo mật: Các nền tảng tập trung không xa lạ gì với vi phạm dữ liệu người dùng và thời gian downtime đã ảnh hưởng đáng kể đến người dùng.
- Vi phạm dữ liệu: Các công ty như Facebook đối mặt với nhiều chỉ trích trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng và bị phanh phui không ít sự việc liên quan đến vi phạm dữ liệu người dùng. Vụ gần đây nhất vào năm 2019 đã làm rò rỉ dữ liệu riêng tư của hơn 530 triệu người dùng.
- Các vấn đề về bảo mật và độ tin cậy: AWS, nền tảng điện toán đám mây của Amazon, hỗ trợ một số trang web khác. Khi nó ngừng hoạt động vào tháng 11/2020, các trang web như Glassdoor, Flickr, OnePassword, The Washington Post và Coinbase đều ngừng hoạt động. Tương tự, vào tháng 6/2021, nền tảng điện toán đám mây Fastly ngừng hoạt động, kéo theo các trang web lớn như Twitch, Reddit và The New York Times. Vào tháng 10/2021, bộ ứng dụng Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp của Facebook đã ngừng hoạt động trong vài giờ, ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng toàn cầu.
Nhìn chung, những vấn đề này xuất phát từ thực tế là hệ thống tập trung quyền lực quá mức của các công ty. YouTube có thể xóa nội dung của bất kỳ người sáng tạo nào trên nền tảng của họ bất kỳ lúc nào.
Các nền tảng tập trung cũng tuân theo một vòng đời mối quan hệ với người dùng. Khi bắt đầu giai đoạn tăng trưởng, các công ty làm bất cứ điều gì để thu hút người dùng và nhà phát triển mới, những người xây dựng hệ sinh thái.
Tuy nhiên, khi lượng nhà phát triển và người dùng đủ lớn, các nền tảng tập trung bắt đầu khai thác giá trị từ những người tham gia hệ sinh thái. Họ tìm cách cách kiếm tiền từ lượng dữ liệu người dùng khổng lồ mà họ đã thu thập. Một ví dụ là Google và Facebook sử dụng dữ liệu người dùng để nhắm mục tiêu quảng cáo. Tư duy khai thác giá trị từ người dùng một khi tốc độ tăng trưởng đạt đến đỉnh điểm càng làm trầm trọng thêm các tác dụng tiêu cực từ thay đổi quy tắc và bảo mật kém vì các nền tảng tập trung không ưu tiên thu hút người dùng nữa.
Tại sao Web 3 lại giải quyết được những vấn đề trên
- Phi tập trung: Do mục đích của Web3 là giải quyết gốc rễ vấn đề của Web2, tức là tập trung, nên phi tập trung đương nhiên là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của Web3. Bên cạnh việc trả lại quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng, các công ty sẽ phải trả tiền để truy cập dữ liệu của người dùng. Phi tập trung giúp mọi người có thể tiếp cận các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa và loại bỏ nhu cầu về các trung gian đắt tiền trong cơ sở hạ tầng thanh toán Web2 truyền thống.
- Tính minh bạch : Các công ty trong không gian này hoạt động với tính minh bạch cao hơn nhiều so với các công ty Web 2. Các giao dịch có thể kiểm tra được, các quyết định được đưa ra công khai, dữ liệu là bất biến.
- Định hướng cộng đồng: Với sự gia tăng của DAO, các quyết định được đưa ra bởi cộng đồng chứ không phải tổ chức nắm quyền lực trung tâm. Mặc dù không phải mọi công ty trong Web 3 đều hoạt động như một DAO, nhưng những người xây dựng trong không gian này rất ý thức về tác động của các quyết định của họ đối với toàn bộ cơ sở người dùng/khách hàng.
- Giá trị gia tăng: Thay vì trích xuất giá trị từ người dùng như các công ty Web 2, Web 3 trao quyền cho người dùng bằng các giao thức mở và quyền sở hữu nội dung trực tuyến.