Giới chuyên gia cho rằng Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỷ giá hối đoái giữa USD và Tether (USDT).
Trong khi giá các tiền ảo khác thường xuyên tăng giảm trong biên độ vài chục ngàn USD thì giá Tether thường chỉ dao động quanh ngưỡng 1 USD, thường được sử dụng để mua và bán tài sản kỹ thuật số như Bitcoin và ETH trên các sàn giao dịch.
Không chỉ vậy, trong suốt 1 khoảng thời gian dài, Tether đã đóng vai trò là phương tiện phổ biến cho chuyển đổi đồng tiền pháp định của các nhà đầu tư tại thị trường Trung Quốc.
Vào tháng 7, bà Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã triệu tập Chủ tịch FED và Chủ tịch SEC cùng 6 quan chức họp thảo luận về stablecoin USDT.
Đồng tiền mã hóa này có thể gây ra tình trạng lạm phát, khiến tài chính Mỹ gặp rủi ro nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 lạm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế, lạm phát có xu hướng gia tăng. USDT đang lớn mạnh và có thể đe dọa tiền tệ quốc nội, cảnh báo hệ thống tài chính Mỹ có thể gặp rủi ro lớn.
USDT bị “tố” là trò gian lận khi Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỉ giá cân bằng 1:1 giữa USD và Tether (USDT). Tuy nhiên công ty này tiếp tục “vẽ” ra 48 tỷ USDT, nâng tổng lượng cung lên 69 tỷ đồng USDT.
Đồng nghĩa với điều này, Tether Holdings sẽ nắm giữ số tiền mặt trị giá 69 tỷ USD, số tài sản có thể khiến Tether Holdings Ltd. trở thành lọt top 50 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Theo các nhà quản lý, số USD mà Tether Holdings Ltd. đang nắm giữ sẽ là mối nguy hại rất lớn, giả thiết khi toàn bộ nhà đầu tư thoái vốn, Tether sẽ phải bán toàn bộ tài sản để trả USD cho người dùng, thế nhưng số tiền mà công ty này sở hữu không đủ để thực hiện thanh khoản mức độ cao như vậy.
Trong trường hợp xấu nhất khi Tether Holdings Ltd. phá sản, quy mô vụ việc sẽ lớn hơn vụ án của Bernie Madoff – kẻ lừa đảo 65 tỷ USD qua mô hình Ponzi.
Ở diễn biến khác, đại diện của Tether Holding Ltd. cho biết công ty này đã được đăng ký với Cơ quan Điều tra Tài chính Quần đảo Virgin (BVIFA), thuộc nước Anh. Tuy nhiên, giám đốc của BVIFA, ông Errol George xác nhận với Business Insider rằng cơ quan này không giám sát các hoạt động của Tether.
Nỗi lo Tether và dự đoán cú sập thế kỷ
Tether hay còn được gọi là đồng stablecoin phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định, rơi vào giá trị từ 0,5 cho đến 1 USD. Chúng mang đặc tính giống đồng USD, được sử dụng để mua bán giao dịch trên sàn và hoàn toàn có thể đổi giá trị với đồng USD.
Vào hồi tháng 5, đồng USDT công bố dự trữ đảm bảo cho đồng tiền ảo, trong đó chỉ có 2,9% dự trữ là tiền mặt, số còn lại là thương phiếu (dạng nợ ngắn hạn không có tài sản đảm bảo).
Với tỷ lệ dự trữ như trên, Tether nằm trong top 10 nhà nắm giữ nợ ngắn hạn lớn nhất thế giới, tương ứng với những quỹ tiền tệ truyền thống nhưng không chịu sự quản lý nào.
Chủ tịch SEC từng mỉa mai stablecoin giống như những “chip poker” trong sòng bạc tiềm ẩn sự đe dọa với ngành tài chính trong tương lai. Bộ tài chính và Nhà Trắng đều đưa ra quan điểm cần có quy định cụ thể dành cho lĩnh vực này nhằm cân bằng hệ thống tiền tệ trên thị trường.
Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại về sự phát triển quá mức của stablecoin sẽ làm thay đổi cục diện tài chính và mất kiểm soát tiền tệ (đồng USD Mỹ có thể bị mất giá).
Zoe Nguyen (Tổng hợp)