Thông tin từ tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến hết 31/10, có 69 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã có 69 dự án trên tổng số106 nhà máy điện gió nộp hồ sơ, đăng ký thử nghiệm COD với ngành điện. Tổng công suất điện gió vào hệ thống điện là 3.298,95 MW, theo như công suất đăng ký đề nghị công nhận COD chiếm hơn 57%.
Trong đó, 54/69 nhà máy được công nhận COD toàn bộ dự án. 15 nhà máy còn lại được công nhận một phần (mức công suất là 325,15 MW).
Nếu tính 15 nhà máy điện gió đã được công nhận COD và vận hành trước đó, tính đến hiện tại có tổng cộng có 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.980,27 MW kịp vận hành thương mại và hoà lưới trước ngày 1/11 – thời điểm hết hạn của Quyết định 39 về hưởng giá FIT ưu đãi 20 năm.
Theo đó, tổng công suất điện gió thêm vào hệ thống điện đã chiếm gần 34% tổng công suất điện gió đã được bổ sung quy hoạch (11.800 MW).
Quyết định 39 ghi, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh. Tương đương với 2.223 đồng và trên bờ là 8,5 cent một kWh (tương đương khoảng 1.927 đồng). Đây là mức giá này chưa gồm thuế VAT. Nó được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11. Thời gian áp dụng là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Được biết, có 146 dự án với tổng công suất 8.170 MW, đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Tuy nhiên, 62 dự án (tổng công suất gần 3.500 MW) đã không kịp về đích, vận hành thương mại trước ngày 1/11. Bởi thế, các dự án này sẽ phải chuyển sang cơ chế giá đấu thầu đang được Bộ Công Thương xây dựng.
Quảng Trị: 16 nhà máy điện gió kịp vận hành thương mại
Trong số 69 nhà máy điện gió trên cả nước kịp vận hành thì tại tỉnh Quảng Trị, 16/18 dự án điện gió xây dựng tại huyện miền núi Hướng Hóa cũng được công nhận vận hành thương mại (COD) và hưởng giá FIT từ ngày 1/11/2021.
Theo đó, 16 Nhà máy điện gió ở Quảng Trị kịp hưởng giá FIT gồm có Hướng Tân, Tân Linh, Liên Lập, Gelex 1, Gelex 2, Gelex 3, Hướng Linh 7, Hướng Linh 8, Amaccao Quảng Trị 1, Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3, Tài Tâm, Hoàng Hải, Phong Huy, Phong Liệu, Phong Nguyên.
Theo chia sẻ của ông Lê Tiến Dũng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị nhận định, 18 dự án điện gió sẽ kịp vận hành thương mại nhưng có 2 dự án chưa kịp vận hành. Bởi vậy, 16 dự án với công suất 615,9MW/632,2MW được công nhận COD trước ngày 1/11.
Cũng theo ông Dũng, việc có thêm các dự án điện gió đã được công nhận COD, 1 năm thu được thêm khoảng 5000-7000 tỉ. Với mỗi MW đóng góp ngân sách cho địa phương khoảng 400-500 triệu đồng, thì đây là một khoản lớn.
Ngoài 18 dự án điện gió đã thi công và đang hoàn thành, các dự án đã được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư hiện đã, đang tiến hành giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư, xây dựng.
Cát Anh (T/h)