Thị trường chứng khoán gặp tử thần

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong biển lửa trước thông tin đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán châu Á hứng chịu đòn đau, nước Mỹ căng thẳng bên thềm cuộc họp thay đổi lãi suất của FED.

Thị trường chứng khoán căng thẳng

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong biển lửa trước thông tin đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại Trung Quốc. Cùng với đó, tình hình căng thẳng tại Ukraine vẫn “thử lửa” các nhà đầu tư.

Chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương MSCI tụt giảm 1,97% trong ngày, mất 8,2% trong tháng 3. Chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong chưa tỉnh táo để thoát khỏi vũng bùn lầy khi giảm liền 4% sau mức giảm 5% (14/3/2022).

HSTECH không bảo vệ được 30% giá trị trong tháng này. Nguyên nhân đến từ việc chính quyền Mỹ và Trung Quốc “để ý” sát sao với những quy định ngặt nghèo trong lĩnh vực công nghệ.

Chỉ số CSI300 mất 1,78%, kéo dài thêm mức lỗ ròng 11,2%. S&P/AXS 200 của Australia giảm 0,73%.

Thị trường chứng khoán căng thẳng

Trong phiên giao dịch cuối ngày, S&P 500 Mỹ giảm 0,7%, Nasdaq Composite mất 2.04%. Phản ứng ngược lại, Nikkei (.N225) đổi gió tăng 0,22%.

Rạng sáng 15/3/2022 (GMT-5), giá dầu thô tại Mỹ giảm nhẹ trước triển vọng đàm phán Nga – Ukraine sẽ có nhiều tín hiệu tích cực.

Giá dầu thô Mỹ WTI giảm gần 6%, giao dịch ở mức 98,28 USD/thùng. Dầu Brent đã giảm hơn 5 USD xuống còn 101,9 USD/thùng, tương đương 4,68%. Đây cũng được coi là mức giá thấp nhất tính từ đầu tháng 3 đến nay.

Giá vàng thế giới giảm 16,7 USD xuống còn 1.934 USD/ounce thay vì mức đỉnh 2.048 USD/ounce.

Châu Á, cơn bão Covid-19 đang thử thách Trung Quốc, phủ một lớp mây xám lên nền kinh tế mạnh thứ 2 trên thế giới.

Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine chưa có tín hiệu tích cực, thị trường chứng khoán nhạy cảm lo ngại Mỹ và Trung Quốc sẽ căng thẳng hơn rất nhiều lần.

Washington cảnh báo rằng Bắc Kinh không được hỗ trợ tài chính, quân sự cho Nga khi Nga đang phải trả giá cho những hành động của mình ở Ukraine. Nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga né tránh lệnh trừng phạt trên quy mô lớn, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu hậu quả.  

Trước phản ứng từ Mỹ, ông Liu Pengyu thuộc Đại sứ quán Trung Quốc cho hay Bắc Kinh ủng hộ giải quyết xung đột trong hòa bình đồng thời hỗ trợ Nga và Ukraine tiến hành đàm phán.

Nước Mỹ căng thẳng đón chờ tin FED

Chủ tịch Jerome H. Powell dự kiến ​​sẽ thông báo tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát.

Cuộc họp của Cục dự trữ liên bang (FED) kéo dài 2 ngày 15-16/3/2022 vô hình trung gây áp lực lên thị trường bởi kết quả của cuộc họp liên quan đến việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong 3 năm để giải quyết lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ “bóp chặt” nguồn vốn để xử lý chỉ số lạm phát, hạ cơn sốt giá hàng hóa leo thang. Thị trường tài chính kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.

Tuy nhiên, căng thẳng chính trị không phải là một điểm sáng cho nền kinh tế Mỹ vốn đã phức tạp. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi chặt chẽ những thay đổi bất chợt về triển vọng này nhất là chiến tranh Nga- Ukraine đang đu bám thế giới.

Nhiệm vụ khó khăn nhất vào thời điểm này đối với Ngân hàng trung ương chính là việc liệu ngân hàng có đủ can đảm tăng chi phí cho vay hay không? Hành động này cần đảm bảo tính toán vừa đủ để ngăn cản lạm phát đồng thời không ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. 

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version