Thị trường NFT có giá trị gần như không có định, nó được trao đổi mua bán liên tục để tăng mức giá sàn ban đầu.
Nghệ thuật Membership NFT: Hướng đi mới của thương hiệu và khách hàng
Ứng dụng mô hình Membership NFT: Tương lai mới của ngành kinh doanh
Revulution NFT – Cuộc cách mạng mới của NFT
Membership NFTs là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới
Membership NFTs là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới
NFT tạo được sức hút lớn thị trường công nghệ điện tử bằng sự phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực: dịch vụ, giáo dục, du lịch, truyền thống, giải trí,…Các dự án NFT sử dụng blockchain để sở hữu ứng dụng, game, token mà không lo bị đánh cắp, bản quyền, dĩ nhiên người chơi có thể kiếm tiền sau khi tham gia.
Định giá thị trường, vào năm 2021, Grand View Research cho biết quy mô thị trường NFT toàn cầu hiện được định giá 15,54 tỷ USD, CAGR đạt 33,9% trong giai đoạn 2022-2030, dự kiến đạt 211,72 tỷ USD vào năm 2030.
CAGR (Compound Annual Growth Rate): Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
Điều đáng nói, với NFT game, các tài sản được bảo vệ bằng blockchain không thể bị sao chép hoặc đánh cắp bằng bất kỳ hình thức nào, giá trị của nó có thể tồn tại ngay cả ở ngoài nền tảng game nếu người chơi bán sản phẩm để thu tiền về.
Trong vũ trụ NFT không thể không nhắc đến những tên tuổi đình đám như Axie Infinity, My Crypto Heroes, Idle Cyber, StepN, SWEATCOIN…Các vật phẩm độc quyền NFT trong game có vô vàn giá trị. Nhiều trò chơi tung ra các tài sản NFT ở dạng ký tự, đất ảo hoặc định dạng ẩn để thu hút game thủ. Những item NFT này hiện có giá không hề nhỏ, thậm chí có vật phẩm trị giá hàng trăm triệu USD.
Một blockchain (thường trên mạng Ethereum) là nơi ghi lại quyền sở hữu NFT của một địa chỉ nào đó, blockchain sẽ ghi lại các giá trị giao dịch khi người tham gia mua-bán NFT. Nhưng NFT không phải tiền điện tử và cũng không phải là tiền fiat. Bởi NFT có đặc tính “độc nhất vô nhị” nên giá trị của NFT cũng cao hơn so với 2 hình thức còn lại.
Làm thể nào để NFT có thể sinh lãi và cách thức nào có thể định giá được NFT? Bạn có biết NFT của mình có giá bao nhiêu không? Bạn tính phí thế nào với 1 NFT mới?
Giá NFT được xác định bằng cách nào?
Các nghệ sỹ trong “vũ trụ Web3” gia nhập cuộc chơi NFT bằng câu hỏi: “Làm cách nào có thể định giá NFT” hay “chiến lược kinh doanh nào để có thể bán NFT sinh lời nhất”.
Dĩ nhiên, chẳng có chiến lược nào cụ thể, bạn cũng không thể marketing PR sản phẩm NFT của mình theo cách truyền thống, người bán NFT chọn mức giá phù hợp để có thể niêm yết trên thị trường thứ cấp, đó là mức giá phù hợp thuận mua – vừa bán. Hiểu đơn giản giá NFT phụ thuộc vào thị trường.
Điều bạn có thể làm là chọn phương thức định giá NFT làm sao cho tốt nhất. Nếu mức giá quá cao, bạn sẽ không tiếp cận được người mua, ngược lại, nếu mức giá quá thấp thì NFT của bạn khó có cơ hội tăng giá. Bạn cần xem xét định lượng một con số phù hợp cho sản phẩm của bạn.
Cần những chi phí nào?
Có rất nhiều loại chi phí trong việc phát hành và mint NFT.
Thứ nhất, tiền công của nghệ sĩ sáng tạo. Không phải tiền điện tử, các NFT mang dấu ấn cá nhân nên tính sáng tạo rất được đề cao. Ngoài ra, nếu những cá nhân không phải dân chuyên, không thể tự tạo ra NFT, họ cần phải nhờ một đơn vị biến sản phẩm đã có thành 1 NFT để đưa ra thị trường, chi phí cho hoạt động này không phải là nhỏ.
Thứ 2 là chi phí tạo NFT, chi phí này thay đổi tùy thuộc vào phí gas để mint hoặc ICO trên thị trường.
Thứ 3, chúng ta không thể bỏ qua phí marketing, phí bán, hoa hồng do chính thị trường NFT quy định.
Định giá dựa vào đặc tính, dĩ nhiên, NFT khác với token bởi nó chỉ có 1 mà không có cái thứ 2 nên nó có tính độc quyền cao. NFT các quý hiếm thì giá trị càng lớn.
Một NFT phiên bản limited sẽ được định giá cao hơn rất nhiều lần so với 1 NFT có bản sao (nghĩa là NFT mô phỏng lại 1 tác phẩm nào đó chứ không phải sản phẩm độc quyền).
Về bản chất, NFT càng có giá trị thì người sở hữu càng có nhiều tiền từ việc mua bán. Để bán NFT, bạn cần xem xét nhu cầu và tệp khách hàng của mình để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất.
Hệ sinh thái NFT vẫn đang mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của mình. Các nghệ sĩ một khi đã theo đuổi NFT cần liên tục sáng tạo, thể hiện đam mê và tin tưởng thị trường. Danh tiếng của người phát hành NFT rất quan trọng, các khách hàng dựa vào mức độ nổi tiếng của người đó để “nhảy” vào thị trường mua NFT với kỳ vọng đầu tư sinh lời, một số khác thiên về sưu tầm – sở thích.
Các nền tảng kết nối có thể kể đến trong ngành công nghiệp này là Twitter, Discord và Telegram – nơi mọi người có thể trao đổi với nhau. Ngoài ra, việc hợp tác giữa nghệ sĩ và các nền tảng số hóa doanh nghiệp trong không gian NFT sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa để các nghệ sĩ đa dạng mức giá sản phẩm của mình.
Làm cách nào để tăng giá sàn cho NFT?
Tăng giá sàn – ước mơ của người sở hữu NFT. Ai cũng muốn danh mục đầu tư của mình sinh lời, NFT cũng vậy.
NFT càng thoát khỏi giá sàn nhanh thì khoản lời sau này của người sở hữu càng tăng mạnh, điều này cũng có lợi với các sàn giao dịch khi họ là đơn vị hưởng phí từ việc mua bán.
Có ý tưởng rằng “Nếu Beeple có thể bán Everydays artwork với giá 69 triệu USD thì tại sao tôi lại không thể”. Đây là một câu hỏi tốt cho động lực tăng giá. Song nếu tự tin thái quá thì đây sẽ là một cuộc chơi thất bại với người tung ra NFT của mình.
Giá sàn là mức giá thấp nhất ban đầu và được cập nhật liên tục trên thị trường. Giá sàn của NFT được xác định trong quá trình tạo ra NFT, sản phẩm NFT hoàn thành, thủ tục mint hoàn tất họ mới đặt giá sàn cho NFT đó. Dự án càng hot thì thị giá NFT càng cao.
Bạn đừng sử dụng một nền tảng marketplace mà phải rao bán trên các nền tảng khác nhau (phải nhất quán về việc định giá) như OpenSea và Rarible. Việc này nhằm phổ biến tác phẩm của mình ở bất kỳ nơi đâu, có giá trị ở mọi nơi bất kể nó được mint ở đâu.
Làm thế nào bán NFT một cách chuyên nghiệp?
Đầu tiên, bạn cần hiểu thế nào là blockchain, NFT, token,…các thuật ngữ liên quan đến ngành công nghiệp crypto. Nắm được khái niệm cơ bản thì bạn mới có thể gia nhập cuộc chơi mà không lấn cấn điều gì.
Thứ hai, bạn cần chọn một marketplace phù hợp với mục tiêu và chiến lược của mình, đồng thời tính toán chính xác các chi phí cần thiết như chi phí tạo, mint, dịch vụ,..để có thể đưa ra mức giá phù hợp.
Thứ ba, mặc dù bạn là người có thể định giá NFT của mình, nhưng cũng cần tìm hiểu các đối thủ khác để cạnh tranh thu hút mọi người chú ý vào NFT của mình hơn (đặc quyền, NFT membership, khả năng tài chính,…).
Bạn cũng có thể bán NFT của mình thông qua thị trường mở hoặc trên kênh đấu giá. Nếu đủ tự tin, bạn có thể mang sản phẩm của mình lên một cuộc đấu giá, bạn sẽ chiến thắng khi tác phẩm của mình được đề xuất với mức giá ấn tượng cho người trả tiền cao nhất.
Trong đó, NFT sẽ được trả giá trong 1 thời gia nhất định, người trả giá cao nhất là người sở hữu NFT đó. Nếu bạn muốn kiếm thêm doanh thu, bạn có thể tùy chọn tiền bản quyền.
Thông thường các buổi đấu giá thường bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan. Trong trường hợp bạn không sử dụng ngôn ngữ này, bạn cần có 1 phiên dịch viên theo suốt quá trình đó.
Cách bán NFT trên OpenSea
Bước 1: Ấn vào nút “Profile” ở góc trên cùng phía bên phải của website OpenSea.
Bước 2: Chọn NFT hoàn chỉnh mà bạn muốn bán từ ví điện tử của bạn.
Bước 3: Chọn “Sell” phía trên cùng bên phải. Chọn mức giá cố định (tăng/giảm) hoặc chọn đấu giá và nhập thời gian cụ thể bằng lịch.
Trên OpenSea, bạn sẽ phải trả phí 5,5%, trong đó 3% là phí thu từ người tạo NFT và 2,5% là phí dịch vụ.
Có thể bán NFT mà không cần marketing không?
Câu trả lời: Không
Marketing là trọng tâm của việc bán NFT như bất kỳ sản phẩm thương mại nào khác. Bởi vậy, nếu NFT của bạn không bán được nghĩa là cộng đồng token nonfungible chưa biết đến sản phẩm của bạn.
Bán NFT khó đến mức nào?
Các nghệ sĩ có cá tính sáng tạo riêng của họ. Một số yêu thích sự công khai danh tính, ngược lại có người thích ẩn danh không phô trương. Song để nâng cấp hồ sơ sản phẩm NFT, việc công khai “tôi là ai” là một yếu tố “ăn điểm”.
Việc bạn là ai, mức độ ảnh hưởng, nổi tiếng, uy tín, kinh nghiệm là một trong những yếu tố thu hút mọi người chú ý đến bạn hơn việc bạn là một người vô danh.
Ngoài ra, bạn cần tương tác với cộng đồng của mình bằng việc tham gia các cuộc thảo luận về NFT, bàn luận về chính điều mình đang thực hiện. Điều đó sẽ giúp bạn có thể tự xây dựng thương hiệu cho mình.
Website sinh động, các danh mục nằm trong bộ sưu tập NFT được mô tả chính xác, sinh động cũng là yếu tố thu hút cộng đồng. Chủ nghĩa duy mĩ trong nghệ thuật luôn được coi trọng.
Đừng hứa hẹn bất kỳ điều gì nếu bạn không chắc chắn trong tương lai có thể đạt được chính là bảo chứng niềm tin đối với khách hàng của mình.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.