Thị trường nhà đất bước vào “kỷ băng hà”, một sự thật đáng buồn, ngay cả Thâm Quyến – thung lũng Silicon Trung Quốc cũng không thể chịu nổi sự nguội lạnh của ngành bất động sản đang dần bị đóng băng.
Cuộc sống từng rất tốt đẹp với Jerry Tang – 1 người thành công trong mảng kinh doanh thị trường nhà đất, vẫn đang có 1 cuộc sống đầy viên mãn ở Thâm Quyến phải thở dài. Thâm Quyến là mảnh đất được coi là Thung lũng Silicon của Trung quốc, một siêu đô thị công nghệ và cũng nằm trong danh sách những địa điểm có giá bất động sản nóng nhất thế giới.
Chỉ vài năm trước, Tang có thể kiếm tới 50.000 NDT (7.800 USD) chỉ trong vòng 1 tháng nhờ việc bán sang tay những căn hộ tốt. Năm 2020, Tang kiếm được trên dưới 15.000 NDT/tháng, nhưng trong năm 2021 con số này chỉ còn 1/3 và chủ yếu đến từ tiền chênh lệch cho thuê căn hộ.
Tại Thâm Quyến – nơi sinh sống của 17,6 triệu người và nơi trú ngụ của các gã khổng lồ như Tencent Holdings Ltd (0700.HK), Huawei Technologies (HWT.UL) chứng kiến cảnh nhiều văn phòng môi giới nhà đất đóng cửa, nhiều lao động bỏ nghề và suy nghĩ về cách lập nghiệp khác.
Thị trường nhà đất bước vào “kỷ băng hà”, một sự thật đáng buồn với Thâm Quyến
Lianjia, một nhà môi giới bất động sản đã có kế hoạch đóng cửa 1/5 văn phòng làm việc tại Thâm Quyến. Lianjia và công ty mẹ KE Holdings đã không trả lời bình luận về vấn đề này.
Trong năm qua, chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch áp đặt giá bán nhà tối đa do lo ngại nguy cơ bong bóng đã khiến doanh thu trên thị truờng bất động sản Thâm Quyến sụt giảm.
Các nhà phát triển bất động sản sa sút bởi nhiều quy định giới hạn giá bán nhà, mới đây là đề xuất đánh thuế đối với chủ sở hữu nhà đất để ở và cho thuê. Quan trọng hơn cả là sự khủng hoảng niềm tin của người mua đang ảnh hưởng đến ngành bất động sản của Trung Quốc.
Nếu Thâm Quyến – biểu tượng của sự phồn thịnh kinh tế Trung Quốc trong vòng 40 năm không có cơ chế phù hợp thì có lẽ sẽ là 1 bài toán khó dành cho chính quyền khu vực này trong việc xử lý bài toán khó về thị trường nhà đất dài hạn.
Thị trường nhà đất, địa ốc của Trung Quốc, chiếm 25% GDP cả nền kinh tế đang gánh chịu sự căng thẳng lớn chưa từng có khi khoản nợ 5.000 tỷ USD trực nổ tung bất cứ khi nào. Chính phủ Bắc Kinh đã đưa ra quy tắc 3 lằn ranh đỏ nhằm giới hạn khoản vay của ngành địa ốc kiểm soát việc vay nợ quá mức.
Điều đó đã dẫn đến khủng hoảng thanh khoản khổng lồ của China Evergrande Group (3333.HK), Kaisa Group Holdings (1638.HK). Cả hai tập đoàn đều có trụ sở chính tại Thâm Quyến.
Giá nhà mới ở Thâm Quyến đã giảm 0,2% trong tháng 10 so với một tháng trước đó – lần giảm đầu tiên trong năm nay. Tại Thâm Quyến chỉ có 1/3 quỹ đất đủ điều kiện để xây dựng các khu phức hợp cao cấp giống như Thượng Hải (quỹ đất ở Thượng Hải lớn hơn nhiều lần ở Thâm Quyến).
Jerry Tang cho biết: “Người mua nhà ở lo ngại về Evergrande và hiệu ứng domino sau đó. Thị trường nhà đất có lẽ đang gặp vận hạn lớn”.
Đối với một số người, đây sẽ là một trong những điều hạn chế lớn, thị trường nhà đất nguội lạnh là báo hiệu rằng ngành bất động sản đang khó khăn, những nhà đầu cơ có lẽ không thể ra tay vì họ không còn có sự lựa chọn khác nữa.
Lisa Li, người làm việc trong lĩnh vực đầu tư và gần đây đã mua một căn hộ studio nhỏ, cho biết: “Chúng tôi sẽ gặp rắc rối lớn trong kỷ nguyên mới nếu cứ “nhắm mắt” đầu tư mà không biết có thể thu về lợi nhuận lớn hay không”.
Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)