Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt lên mức cao nhất trong 24 năm.
Lạm phát và tín nhiệm
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối diện với giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay khi tình hình lạm phát mất kiểm soát, CPI trong tháng 6 là 78,62% khiến Fitch buộc phải hạ vị trí xếp hạng từ mức B+ xuống B.
Nhằm ngăn chặn sự suy thoái của đồng tiền quốc nội, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn sự suy giảm, trong đó có việc hạn chế cho vay bằng đồng lira đối với các công ty “giàu” ngoại tệ.
Tuy nhiên, mọi thứ không mấy thuận lợi khi mọi thứ đã bị chệch hướng từ sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ khiến giá năng lượng và hàng hóa tăng cao, thâm hụt thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh.
Fitch dự báo thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức tương đương 5,1% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2022. Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu, lạm phát trung bình của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm xuống còn 57% vào năm 2023.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, một số nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế không cho rằng cuộc khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường toàn cầu.
Khủng hoảng Lira
Theo ViMoney, trong hơn 20 năm qua, đồng Lira đã rớt khỏi đài kinh tế khi mất 47% giá trị. Điều đáng ngại, xung đột giữa Nga – Ukraine sẽ đẩy nhanh nguy cơ khủng hoảng tiền tệ và khiến đồng tiền quốc nội này còn thảm hơn nữa.
Khủng hoảng tiền tệ đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ điêu đứng. Hoạt động tiêu dùng tại đất nước này sẽ chậm lại, tỷ giá hối đoái yếu hơn và niềm tin trong nước không còn mạnh mẽ.
Thống đốc Sahap Kavcioglu lên tiếng cho hay ngân hàng trung ương đang hy vọng hạn chế lạm phát đồng tiền bằng cách phi USD hóa nền kinh tế, tập trung sản xuất hàng hóa và tăng thuế các mặt hàng xuất khẩu để phát triển “chương trình kinh tế mới”.
Lira mất giá, khủng hoảng tiền tệ làm nền kinh tế trị giá 720 tỷ USD chao đảo. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tăng tốc trong những tháng gần đây, làm chao đảo nền kinh tế 720 tỷ USD này, phần lớn là do “chương trình kinh tế mới” của Tổng thống Erdogan tập trung vào xuất khẩu và tín dụng bất chấp sự sụp đổ của đồng lira và lạm phát hơn 21%.
Ngân hàng trung ương đứng ngoài cuộc, chính phủ của Erdogan cắt giảm bớt thuế VAT với một số sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, nhìn chung, mọi cố gắng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ lực để làm thay đổi cục diện phức tạp.