Trong nhiều tháng qua, dòng tiền ước tính 750 triệu USD được giải ngân vào các dự án Game Web 3.0.
Làm cách nào để phát hiện “bóng ma” lừa đảo deepfake?
GameFi phát triển theo hướng nào?
GameFi được sử dụng ngày càng thường xuyên để chỉ các trò chơi có yếu tố tài chính được dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, hỗ trợ smart contract (hợp đồng thông minh). GameFi hướng đến việc tạo ra lợi nhuận dành cho người tham gia bằng việc trao đổi, mua bán các token, coin, vật phẩm trong game trên các sàn giao dịch P2P.
Năm 2021 – 2022 là một năm tuyệt vời đối với các dự án game P2E, theo sau đó là dòng tiền mạnh cùng khối lượng người chơi đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng đến giữa 2022, token game giảm giá mạnh, lượng người tham gia giảm, thị trường chóng mặt trước vòng quay downtrend.
Với cú chốt FTX kết thúc năm 2022, một chuỗi các sự kiện xấu len lỏi vào mọi nơi cùng ngõ hẻm của ngành công nghiệp tỷ USD, GameFi bị đánh đồng với cụm từ “lỗi thời”.
Năm 2023, mọi thứ đã khởi sắc.
Trong nhiều tháng qua, dòng tiền ước tính 750 triệu USD được giải ngân vào các dự án Game Web 3.0.
Cụ thể, tháng 8/2022, UnCaged đã huy động được 24 triệu USD chỉ sau vài tháng giới thiệu, tiếp đó là Revolving Games huy động được 25 triệu USD, con số này với Odyssey Interactive, Stardust và SkyWeaver lần lượt thu về 19 triệu USD, 30 triệu USD và 40 triệu USD. Thirdverse đã huy động được 15 triệu USD cho các trò chơi Web3 và sử dụng thực tế ảo (VR) vào tháng 11.
Những con số này đi ngược lại với tình cảnh éo le của thị trường và sự hứng thú của người dùng với không gian trò chơi Web3. Ngay khi người chơi chùn bước thì các nhà đầu tư mạo hiểm vẫn đang đặt cược lớn vào tương lai của trò chơi blockchain.
Các nhóm sáng lập dự án game ngày càng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và sự đầu tư nghiêm túc. Chẳng hạn như Ruckus Games được thành lập bởi các nhà phát triển cũ của Gearbox và Riot Games đã huy động được 5,5 triệu USD.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đã và đang tập trung vào các dự án kinh nghiệm – một trong những điều đổi mới so với thời kỳ đầu của trào lưu game trong không gian Web3.
Trước kia, nhiều dự án trò chơi Web3 mặc dù nhận về số tiền tài trợ khổng lồ nhưng không đưa ra được lộ trình cụ thể về thời gian ra mắt, trình diện bản beta,….
Ngày nay, các dự án nhận tài trợ đã chứng minh được năng lực khi dấn thân vào GameFi.
Việc thay đổi tư duy và nghĩ xa hơn về con đường GameFi là minh chứng cụ thể cho việc đầu tư vào các dự án giải trí là một cách giúp cộng đồng tiếp cận với thế giới Web3 một cách rộng rãi.
Game sẽ thay đổi như thế nào?
Tháng 9, DappRadar nói rằng trò chơi được xây dựng trên blockchain đã thu hút 1,7 triệu người dùng từ Web2 sang Web3 chỉ trong 1 tuần. Có vẻ như Game Web3 sẽ trở thành “xu hướng chính” và trong vòng 5 năm tới, nó sẽ lọt top 100 game hàng đầu có các yếu tố blockchain.
Chúng ta ít thấy một xu hướng game nào có quy mô lớn diễn ra trong không gian game Web3 trong những tháng qua. Khoảng thời gian “bồng bột” đã qua, dành lại cho thị trường sự chuyên nghiệp và chỉn chu.
Thị trường trò chơi điện tử 2023 vừa là cơ hội vừa là động lực mới trong năm 2023, đồng thời là kỳ vọng của thị trường P2E vào năm 2023. Các dự án tập trung nhiều vào chất lượng hơn số lượng, cuối cùng, những ai đủ sức và sự thu hút sẽ giành chiến thắng trên đấu trường Game.
GameFi hoàn toàn nắm bắt được cơ hội lớn để tiếp tục phát triển ở thị trường này khi người chơi đến từ các quốc gia châu Á có xu hướng tiếp nhận NFT, P2E tích cực hơn.
“Tôi nghĩ rằng châu Á là một mảnh đất thực sự tốt để các game blockchain phát triển, là khu vực dẫn đầu mảng GameFi, ít nhất trong thời gian này. Không phải đây là khu vực tập trung nhiều game thủ nhất thế giới mà vì các game thủ ở đây có cái nhìn thiện cảm với NFT”, CEO Yat Siu, Co-Founder Animoca Brands nhận xét.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.