Tiết kiệm tiền dễ hơn với 5 mẹo đơn giản

Tiết kiệm tiền dễ hơn với 5 mẹo đơn giản

Với nhiều người, tiết kiệm tiền là vấn đề không đơn giản, dù có rất nhiều những giải pháp được đưa ra. Nếu bạn cũng trong tình trạng như vậy, hãy thử làm theo 5 mẹo sau theo lời khuyên của các chuyên gia.

Thông thường, theo lời khuyên của các nhà lập kế hoạch tài chính, để tiết kiệm tiền, nên theo một mô hình ngân sách nhất định, chẳng hạn quy tắc 50-30-20. Nhưng thực tế, việc lập ngân sách và tuân theo đòi hỏi người tiết kiệm phải có tính kỷ luật cao nên không phải ai cũng làm được. Để vấn đề tiết kiệm diễn trở lên dễ dàng hơn, bạn hãy thử năm mẹo sau của các nhà hoạch định tài chính .

Tự động hóa lịch tiết kiệm theo tháng

Vào ngày được trả lương, hãy trích một số tiền từ tài khoản thường vào tài khoản tiết kiệm bằng cách cài đặt từ trước. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng cho phép khách hàng thông qua trang web hoặc ứng dụng của họ. Việc set lịch trích tiền tự động sẽ giúp bạn không cần phải suy nghĩ, đắn đo về việc tiết kiệm bao nhiêu trong tháng này. Bạn cũng không có lý do gì cho việc hoãn việc trích tiền gửi tiết kiệm.

Tự động trích tiền hàng tháng cũng có nghĩa là bạn đang ưu tiên mục tiêu tiết kiệm trước tiên. Số tiền lương còn lại nếu có bị sử dụng hết, bạn cũng sẽ không còn cảm giác tội lỗi.

Chi tiêu bằng tiền mặt

Mẹo này đang nổi trong thời gian gần đây và được gọi dưới cái tên lập ngân sách bằng cách “rút phong bì”. Với giải pháp này, bạn cần rút tất cả số tiền chi tiêu hàng tháng ra tiền mặt, sau đó chia thành các phong bì khác nhau chi cho các khoản phí khác nhau như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, điện nước… Với những người mắc chứng “nghiện” mua sắm bằng thẻ tín dụng thì sử dụng tiền mặt được cho là một lựa chọn hấp dẫn.

Tuy nhiên, khi số hóa đang xâm lấn vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, việc trả tiền thuê nhà, điện nước… mọi thức đều thông qua các giao dịch online thì phương pháp sử dụng tiền mặt tỏ ra thiếu tính thực tế. Nhưng không sao, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó đối với các chi phí mang tính tùy ý, ví như việc mua sắm đồ, giải trí hay đi ăn ngoài.

Bạn sẽ biết chính xác số tiền mình còn sau mỗi tháng, từ đó có thể phân phối lại tổng số tiền (nếu cần). Cuối tháng, nếu có bất kỳ khoản dư nào, bạn có thể chuyển nó vào khoản tiết kiệm hoặc dành cho tháng tiếp theo.

Quy đổi tiền tiêu ra số giờ làm việc

Đối với mỗi công việc, để nhận lương cuối tháng, đồng nghĩa với việc bạn cũng phải hao tâm tổn sức không nhiều. Do đó, việc quy đổi số tiền mình sử dụng ra số giờ làm việc được cho là gây tác động lớn đến tâm lý của con người khi có ý định chi tiêu gì đó. Thực chất, đó chỉ là việc đo các khoản chi phí bằng nỗ lực, thời gian, công sức mình bỏ ra để kiếm lại được. Cách nhìn thực tế này được đánh giá là hữu ích trong việc tiết kiệm tiền.

Tất nhiên rồi, để làm được điều này, bạn cần lượng hóa công sức và số tiền mình kiếm được khi làm việc, xem mỗi giờ bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Ví dụ, nếu mỗi giờ bạn hiện kiếm được 60.000 đồng, thì việc bỏ ra 400.000 đồng mua chiếc áo (tương đương gần 7 giờ làm việc) nó có xứng đáng không? Hoặc bạn cũng có thể suy nghĩ theo cách, bản thân có sẵn sàng là thêm 7 tiếng để lấy tiền mua chiếc áo đó.

Mua sắm là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống. Câu chuyện chỉ là, mình mua món hàng đó có thực sự xứng với chi phí bỏ ra hay không? Và điều này chắc chắn bạn phải tính nếu không muốn trở thành người lãng phí với món đồ không có nhiều giá trị.

“Thanh lọc” chi tiêu

Đây có lẽ là một điều rất quan trọng. Chúng ta thường có thói quen mua sắm không kiểm soát với rất nhiều món đồ có khi cả năm chẳng đụng đến. Do vậy, theo các chuyên gia, chúng t nên “thanh lọc” chi tiêu bằng cách chỉ đổ tiền cho các nhu cầu thiết yếu. Những người chi tiêu quá tay hoặc hay mua sắm một cách bốc đồng rất nên áp dụng thử phương pháp này.

Lợi ích trước mắt là bạn sẽ để dành được tiền. Tuy nhiên, nó vẫn kém hiệu quả hơn đối với những người đã có thói quen tiết kiệm trước đó. Dù sao, nó cũng gián tiếp khuyến khích những thói quen không tốn kém như đi bộ ngoài trời, đọc sách thay vì đi xem phim, mua sắm hoặc đi bar.

Các giao dịch lớn và nguyên tắc 24h

Nghĩa là, trước khi thực hiện các giao dịch mua sắm lớn, bạn cần đợi ít nhất 24 – 48 giờ rồi mới quyết định. Việc trì hoãn trên sẽ giúp bạn hạn chế mua sắm bốc đồng khi có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ lxem món đồ đó có thực sự đáng giá hay không.

Thế nhưng, làm thế nào để xác định được khoản “giao dịch mua sắm lớn”. Nếu bạn có một khoán chi tiêu chiếm 1% thu nhập hàng năm sẽ được coi như giao dịch lớn. Nếu một năm bạn kiếm được 120 triệu, thì giao dịch lớn được tính là trên 1,2 triệu đồng. Như vậy, bạn nên chờ từ 24-48h trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Đối với mua hàng trực tuyến, thủ thuật này rất hiệu quả để tiết kiệm tiền, tránh trường hợp “chốt đơn” lúc nửa đêm rồi hối hận vào sáng hôm sau.

Exit mobile version