TikTok – con cưng của kỳ lân Trung Quốc Byte Dance đang vươn lên mạnh mẽ với thế mạnh về nôi dung cùng với thuật toán “gây nghiện”, ứng dụng đã vượt mặt những niềm tự hào của giới công nghệ Mỹ về thời gian tương tác ngay trong quý đầu tiên của năm 2022.
Tiktok ngốn 26 tiếng của người dùng mỗi tháng
Khảo sát mới đây của The Network EC cho thấy, thời lượng người dùng sử dụng TikTok trung bình lên tới 26 giờ/tháng, bỏ xa Facebook với 16 giờ/tháng hay Instagram là 7.9 giờ/tháng.
Thời lượng trung bình người dùng tương tác trên các ứng dụng Nguồn: The Networkec.com
Thời lượngnày thậm chí còn cao hơn thời gian sử dụng ứng dụng YouTube dành cho thiết bị di động năm 2021 (23,7 giờ/tháng) và gấp 3 lần thời gian người dùng sử dụng Instagram, ứng dụng mạng xã hội trực quan của Meta. Thuật toán “gây nghiện” được phát triển bởi ByteDance, công ty đứng sau TikTok đã mang lại thành công rực rỡ này cho TikTok.
Dẫn đầu về mức chi tiêu của người dùng
TikTok cũng trở thành ứng dụng dẫn đầu trong quý 1/2022 về mức chi tiêu của người dùng với hơn 840 triệu USD – kỷ lục về doanh thu của tất cả các ứng dụng và trò chơi dành cho thiết bị di động trên toàn cầu trong một quý. Trong đó, Mỹ là quốc gia đóng góp doanh thu cao nhất với tỷ trọng 37%, Trung Quốc chiếm thứ hai với 26% doanh thu trong quý 1.
So sánh doanh thu các ứng dụng và trò chơi có doanh thu cao nhất trong quý 1/2022 Nguồn: Data.ai
Đây cũng là ứng dụng thông thường đầu tiên có doanh thu vượt xa ứng dụng trò chơi có tổng doanh thu lớn trong hai quý liên tiếp trong quý 4/2021 và quý 1/2022.
Tính đến ngày 31/3/2022, TikTok đã đạt được một cột mốc mới, với tổng chi tiêu toàn cầu là 3,7 tỷ đô la trên các cửa hàng ứng dụng.
Đứng thứ 2 về lượt tải xuống và thứ 5 về số lượng người dùng
Trong quý đầu tiên của năm 2022, TikTok cũng đứng thứ 2 về lượt tải xuống và thứ 5 về người dùng hoạt động, với tổng số 1,6 tỷ người dùng.
Được ra mắt vào tháng 4/2014, TikTok đã khẳng định được vị thế toàn cầu của mình chỉ sau 8 năm. Sự vươn lên của TikTok bắt đầu vào năm 2018 khi công ty mua lại Musical.ly, một ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc cho phép người dùng hát nhép. Kể từ đó, “con cưng” ByteDance liên tục lập kỷ lục.
Chiến dịch kiếm tiền mà công ty đã áp dụng gần đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp TikTok nổi lên. Ứng dụng chủ yếu kiếm tiền từ quảng cáo – và nội dung và thuật toán thu hút sự chú ý đã giúp hướng đi này thành công. Ngoài quảng cáo, TikTok cũng sử dụng một hệ thống “tiền boa” gần giống với Twitch khi phân phối tiền ảo trên hệ thống để người hâm mộ mua và gửi đến những người sáng tạo nội dung yêu thích của họ, Người dùng cũng có thể mua xu trong ứng dụng và tự sử dụng các công cụ khuyến mãi – một cách khác để đưa nội dung do người dùng lựa chọn đến với đông đảo khán giả hơn. Đồng tiền cũng cho phép người sáng tạo đặt ngân sách quảng cáo, thời lượng, mục tiêu, đối tượng cho một số tiền nhất định.