Near Protocol sử dụng cấu trúc Sharding trong mạng lưới tương tự như cấu trúc Parachain của Polkadot và Ethereum 2.0. Có thể hiểu đơn giản, cấu trúc Sharding là cấu trúc phân đoạn, cho phép các node mạng chạy riêng mạng của mình. Đây được coi như là mạng lưới tiên phong trong việc hướng tới xây dựng hệ thống ethereum bền vững.
Cùng ViMoney tìm hiểu về dự án hấp dẫn này nhé!
1. Near Protocol là gì?
Near Protocol là mạng lưới blockchain với giao thức đồng thuận Proof of Stake được điều hành bởi cộng đồng. Đây là một nền tảng có khả năng mở rộng cao và chi phí thấp nhằm hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung.
Xu hướng mở rộng ngày này của hầu hết các blockchain là thiết lập các phần cứng full node có tính tập trung cao. Near Protocol đã tận dụng sức mạnh của cộng đồng để cho phép các lập trình viên và người tham gia đều có thể được chạy một Node mạng một cách dễ dàng với sự ủng hộ bởi cộng đồng Near Collective.
2. Cấu trúc công nghệ của Near Protocol
Near Protocol sử dụng cấu trúc Sharding trong mạng lưới tương tự như cấu trúc Parachain của Polkadot và Ethereum 2.0. Có thể hiểu đơn giản, cấu trúc Sharding là cấu trúc phân đoạn, cho phép các node mạng chạy riêng mạng của mình. Trong đó, mỗi validator đảm nhiệm việc xác thực khối va giao dịch cho từng mạng riêng (shard), đồng thời kết nối với nhau thông qua giao thức phân đoạn song song.
Hoạt động Cross-Shard Transaction diễn ra khi có một giao dịch chuyển tiền từ hai phân đoạn (shard) khác nhau. Nếu trong cùng phân đoạn, các khối sẽ tự xác thực và lưu trên phân đoạn của mình. Cross-Shard Transaction của Near Protocol là giao thức xác thực dữ liệu giao dịch được tập hợp các câu lệnh thu thập từ nhiều validator của mỗi Shard để ký lên giao dịch.
Cơ chế đồng thuận NightShard là cấu trúc đồng thuận mà một vài Validator trong đó có thể ẩn danh để hạn chế sự tấn công mạng thông qua các lỗ hổng khi tạo ra các giao thức phân đoạn lỗi. Quá trình tạo khối của Shard Chains gồm rất nhiều Validators có thể được chọn ngẫu nhiên để tham gia ký vào các giao dịch.
3. Đặc điểm nổi bật của Near Protocol
Near Protocol là tập hợp một bộ SDK để xây dựng mạng lưới blockchain như là một giải pháp ở Layer 1. Điều này giúp mạng lưới có những đặc điểm nổi bật:
- Dễ dàng sử dụng, đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng
- Dễ dàng tương thích với các mạng PoS khác
- Dễ ràng mở rộng và phân cấp
- Xác thực dữ liệu nhanh với chi phí thấp
- Cho phép tương tác chuỗi chéo
- Dễ dàng tương thích với Web 3 và các ứng dụng đa nền tảng
4. Thành phần chính của Near Protocol
- Cấu trúc nền tảng: SDK là tập hợp các quy tắc và cấu trúc dữ liệu nền tảng hỗ trợ các lập trình viên phát triển Web3 hoặc dApp. SDK của Near Protocol tương đương với Subtrate ở Polkadot.
- Smart contract tập hợp các hợp đồng thông minh ứng dụng DeFi tương tác trên Near Protocol được xây dựng dựa trên SDK.
- Application: các loại ứng dụng sẽ được phát triển trong tương lai với Near Wallet là sản phẩm đầu tiên.
5. Roadmap
6. Token NEAR là gì?
Đây là token chính của nền tảng Near Protocol với các chức năng:
- Staking Token NEAR để tham gia quản trị nền tảng và nhận được phần thưởng phân phối.
- Dùng để thanh toán, trao đổi và mua bán trên nền tảng, thanh toán cho các ứng dụng DeFi.
7. Thông tin kĩ thuật
- Token name: Near
- Ticker: NEAR
- Blockchain: Near
- Token Standard: https://explorer.near.org/
- Cung lưu thông: 468.147.533 NEAR
- Tổng cung: 1.000.000.000 NEAR
8. Cách sở hữu token NEAR
Hiện tại NEAR được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 3.4 tỷ USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Binance, OKEX, BKex, Latoken, Bitmart, Kucoin, Gate.io …
9. Vị trí lưu trữ NEAR Token
Ví tiền điện tử của sàn giao dịch hoặc Near Wallet
10. Token Allocation
11. Lịch phân bổ token
12. Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của Near Protocol là cộng đồng NEAR Collective bao gồm hơn 200 chuyên gia lập trình đến từ các công ty hàng đầu trên thế giới.
13. Nhà đầu tư
Tổng kết
Near Protocol đang từng bước đặt nền móng cho hệ sinh thái của mình khi bắt tay với các đối tác đang xây dựng trên hệ sinh thái ethereum một cách dễ dàng, hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp