Tín dụng ngân hàng là gì? Nó đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế tài chính của đất nước? Cùng ViMoney tìm hiểu về khái niệm này nhé!
1. Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người vay và người cho vay khi chuyển giao quyền sở dụng hàng hóa hoặc tiền tệ trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo lãi suất.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng với các doanh nghiệp, cá nhân đi vay. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho các tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian. Ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội, sau đó sẽ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.
Hiện nay, tín dụng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng cá nhân: đáp ứng các nhu cầu đời sống như vay mua nhà, mua ô tô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân,…
- Tín dụng doanh nghiệp: phục vụ các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh như: thanh toán công nợ, cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản,…
2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng được thực hiện bằng hình thức cho vay tiền tệ. Đây là loại hình phổ biến, linh hoạt và đáp ứng đối tượng trong nền kinh tế quốc gia.
- Tín dụng ngân hàng cho vay bằng vốn đi vay, huy động từ xã hội chứ không phải vốn thuộc sở hữu như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
- Nguồn vốn có phạm vi lớn từ nền kinh tế nên có thể đáp ứng nhu cầu vay của nhiều đối tượng.
- Thời hạn cho vay đa dạng, tùy thuộc vào điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
- Tín dụng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng
- Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng
Phân loại theo đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định
Phân loại vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh có thể sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ
4. Vai trò của tín dụng ngân hàng
Với dân cư
Tín dụng ngân hàng giúp người dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để mua nhà, xe,…bằng hình thức trả góp, tạo động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm.
Với doanh nghiệp
Tín dụng ngân hàng hỗ trợ quy mô sản xuất tăng nhanh, đổi mới, phong phú và mang lại hiệu quả cao cho sự tăng trưởng của nền tảng kinh tế.
Với ngân hàng
Cho vay ngân hàng là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận lớn cho các tổ chức tín dụng để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ.
Đối với nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế các nước đnag phát triển và nâng cao mức sống cho người dân.
Để hạn chế tình trạng giảm phát và giải quyết bài toán khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kích cầu cho vay tiêu dùng trong nước.
Nguồn: Tổng hợp