Tăng mạnh 30% vào năm 2021, tội phạm rửa tiền mã hóa có những mánh khóe riêng bất ngờ.
Tội phạm rửa tiền mã hóa tăng 30%
Tội phạm rửa tiền mã hóa đã tăng mạnh 30% , theo báo cáo mới của Chainalysis đã tiết lộ rằng có khoảng 8,6 tỷ USD mã hóa được rửa bất hợp pháp trong năm 2021.
Mức tăng này đạt 30% song vẫn thấp hơn rất nhiều so với năm 2019 (nhóm tội phạm đã giao dịch bất hợp pháp 10,9 tỷ USD bằng cách đưa vào sàn tiền mã hóa).
Tính từ năm 2017 đến nay, Chainalysis ước tính rằng có tổng cộng 33,4 tỷ USD tiền mã hóa đã bị “rửa”. Con số này được đem so sánh với 2.000 tỷ USD tiền mặt bị rửa đen đến từ tội phạm buôn bán ma túy. Tuy nhiên, việc này chỉ mang tính chất truy đoán bởi khá khó để xác định số lượng chính xác tiền mặt mà các cá nhân phạm tội đã rửa vì nguồn truy xuất không thể tìm kiếm đầy đủ được.
Báo cáo nhấn mạnh: “Điểm khác biệt giữa việc rửa tiền mã hóa và rửa tiền pháp định chính là tính minh bạch của công nghệ blockchain. Nhờ có blockchain, các đơn vị có thể theo dõi được dòng tiền chảy về đâu từ đó xác định được vị trí của tội phạm rửa tiền, lợi nhuận có chính là tiền điện tử chứ không phải tiền fiat”.
Chainalysis cho biết hầu hết lượng tiền được rửa qua các dự án tài chính phi tập trung bắt nguồn từ các vụ tấn công DeFi, vốn đã gây thiệt hại đến 1,4 tỷ USD trong năm 2021. Trong đó, Bitcoin là đồng tiền được chúng ưa chuộng nhất.
DEX hay CEX là mảnh đất màu cho tội phạm rửa tiền?
Lần đầu tiên kể từ năm 2018, các sàn giao dịch tập trung (CEX) trở thành điểm nhắm của tội phạm rửa tiền.
Các giao thức DeFi không phải là công cụ để chúng xóa bỏ hành vi phạm tội, tuy nhiên, số tiền bị rửa thông qua các địa chỉ bất hợp pháp trên DeFi tăng mạnh 2.000% trong năm 2020 và 17% trong năm 2021. Các khía cạnh khác như pool đào, nền tảng máy trộn giao dịch,… cũng nhận được số tiền mã hóa bẩn cao hơn so với năm trước.
Các tin tặc (điển hình Bắc Triều Tiên) đã đánh cắp 400 triệu USD và có xu hướng chọn DeFi, trong khi những phần tử rửa tiền khác có xu hướng chọn CEX thiếu tinh vi hơn.
Cụ thể, tính theo tài sản, Altcoin là nhóm đồng tiền có nhiều dính líu với các địa chỉ phi pháp nhất với 68%, tiếp theo là Ethereum với 63%, stablecoin với 57% và bất ngờ khi Bitcoin chỉ chiếm có 19% số lượng tiền mã hóa. Tuy nhiên, chỉ có 583 địa chỉ nhận tiền gửi có giá trị ít nhất 1 triệu USD, trong đó 270 địa chỉ đã sử dụng.
Tính theo tài sản, các altcoin có mức độ tập trung lớn nhất khi 68% trong số đó được rửa đến 20 địa chỉ gửi tiền lớn nhất được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp. Ethereum ( ETH ) ở vị trí tiếp theo với 63%, stablecoin là 57% và Bitcoin ( BTC ) cho đến nay là ít tập trung nhất với chỉ 19% được chuyển đến các địa chỉ hàng đầu.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)