Đốt token hay token burn liên quan đến việc xóa bỏ tài sản kỹ thuật số khỏi hệ thống lưu thông và giảm nguồn cung. Vậy token burn là gì? Cách hoạt động của quá trình này ra sao? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đốt tiền điện tử hay NFT tương đương với việc đốt tiền mặt hoặc các tác phẩm nghệ thuật, tuy nhiên, quá trình này phức tạp hơn nhiều. Vậy tại sao đội ngũ dự án muốn xóa bỏ đồng token của chính mình?
Token burn là gì?
Hiểu đơn giản, để “đốt” coin trên mạng blockchain thì chúng sẽ được gửi tới một địa chỉ ví được gọi là Dead Address. Tại địa chỉ ví này, lượng token này sẽ được giữ trong đó và không thể rút được ra. Đây là một hành động tiêu hủy một lượng coin/token vĩnh viễn ra khỏi số lượng token đang được lưu hành.
Địa chỉ đốt là một ví kỹ thuật số không thể truy cập đến do nó không có khóa cá nhân (private key) tương tự như một cái khóa nhưng không có ổ khóa. Việc gửi một token đến một địa chỉ burn sẽ loại bỏ tài sản kỹ thuật số khỏi nguồn cung tổng thể, khóa token vĩnh viễn và ngăn tài sản đó không bao giờ được giao dịch trở lại.
Việc đốt các token có thể khiến những token đang được lưu hành tăng giá. Và theo quy luật cung và cầu, việc giảm tổng cung tiền xu về mặt lý thuyết sẽ làm tăng giá trị của nó miễn là có đủ nhu cầu trong tương lai cho coin.
Tại sao một số giao thức cần burn token?
Mục tiêu chính của việc đốt coin là điều tiết nguồn cung và ổn định giá cả. Khi các nhà phát triển/thợ đào đốt tiền, số lượng tiền có sẵn trên thị sẽ giảm. Kết quả là, giá của đồng coin sẽ tăng lên (ít nhất là về mặt lý thuyết thì điều đó nên xảy ra).
Tiền điện tử không phải là loại tiền đầu tiên phát minh ra việc đốt tiền. Trên thực tế, đốt tiền tương tự như mua lại cổ phiếu trong tài chính truyền thống. Các công ty đôi khi sẽ mua lại cổ phiếu của họ từ thị trường mở để làm giảm tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Đây được gọi là cổ phiếu quỹ, công ty có thể giữ nó để thúc đẩy giá.
Một số dự án crypto sử dụng cơ chế đốt coin
Ethereum
Ethereum có một cơ chế đốt coin theo EIP-1559 được bắt đầu từ tháng 8/2021. Giải pháp EIP-1559 giúp tăng cường khả năng xác nhận và giảm chậm trễ khi giao dịch trên mạng Ethereum. Đặc biệt, giải pháp này giúp phí gas trên Ethereum tránh bị thao túng và ổn định hơn.
Ở thời điểm hiện tại, có hơn 2.5 triệu ETH (khoảng 2.9 tỷ USD) được đốt qua giải pháp này. Lượng ETH bị đốt sẽ tăng theo thời gian và sẽ là một trong những nguyên nhân khiến giá ETH tăng. Trong dài hạn, điều này có thể làm tăng giá trị của ETH và gây nên phí giao dịch cũng tăng theo.
Shiba Inu
Shiba Inu (SHIB) là một ví dụ nổi tiếng của việc đốt coin. Đội ngũ đứng sau Shiba Inu đã gửi tặng nhà sáng lập của Ethereum, Vitalik Buterin, một nửa số token (505 nghìn tỷ đồng SHIB). Sau đó, vào tháng 5/2021, Vitalik đã gửi hơn 410 nghìn tỷ đồng SHIB (khoảng 90% số SHIB được tặng) vào một Dead Address.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) ShibaSwap vào ngày 24/04 đã cập nhật thêm trang đốt coin có tên là ShibaBurn. ShibaSwap sẽ thưởng cho những ai đã đốt SHIB dưới dạng token burntSHIB, chứng nhận cho việc đã thiêu hủy coin. Token này sau đó có thể được mang đi staking để nhận lại RYOSHI, một đồng tiền mã hóa khác trong hệ sinh thái Shiba.
Một số loại stablecoin thuật toán sử dụng việc đốt token để ổn định giá ở một mức giá nhất định. Cơ chế hoạt động bằng cách đốt token khi giá của tài sản thấp để giảm nguồn cung và đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Thông thường, các stablecoin thuật toán mint nhiều token hơn để tăng nguồn cung tổng thể khi giá token cao.
Tuy nhiên, cơ chế burn-mint của stablecoin thuật toán lung lay kể từ sự sụp đổ của stablecoin UST của Terra vào tháng 5 khi giá trị của cả UST và LUNA giảm gần như bằng không. Cho đến nay, không có stablecoin nào có thể duy trì ổn định giá một cách nhất quán chỉ bằng thuật toán hoặc burn.
Một số blockchain sử dụng cơ chế Proof-of-burn để xác minh các giao dịch và thưởng cho những thợ đào gửi tiền điện tử đến các địa chỉ đốt.
Burn NFT
Tương tự như đốt các đồng tiền điện tử, NFT cũng sử dụng phương pháp Burn để ổn định giá cả và nguồn cung. Một số dự án NFT sử dụng cơ chế đốt NFT bao gồm:
- Burn.art – Dự án được tạo ra bởi nghệ sĩ NFT nổi tiếng Pak và cho phép người dùng đốt NFT của họ để đổi lấy token ASH. Token này có khả năng tăng giá trị của NFT từ cùng một bộ sưu tập và cấp quyền truy cập vào nền tảng cho người dùng.
- WAGDIE – WAGDIE đã mua Mutant Ape NFT trị giá hàng nghìn đô la và đốt nó như một lời tri ân cho dự án của họ.
Nhìn chung, đốt coin xét trên nhiều góc độ là hoạt động cần thiết đối với thị trường nhiều biến động và chưa được hợp pháp hóa như Crypto. Song, quá trình này cần được thực hiện có kế hoạch, có chiến lược cụ thể và luôn phải đảm bảo sự minh bạch, công khai.