Số token LUNA cũ vẫn sẽ tồn tại trong hệ thống và được giao dịch nhưng sẽ không còn trở về với ánh hào quang như ban đầu.
Về đâu token LUNA
Vào 1h20 sáng ngày 27/5/2022, các sàn giao dịch lớn như Binance, Kucoin, ByBit, Huobi, FTX đều đã tạm ngừng giao dịch LUNA/BUSD, LUNC, UST.
Không giống với lần trước Binance khóa giao dịch, lần “khóa” này được cho là để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhằm phục vụ việc Terra hồi sinh.
“Đại gia đình” Terra đang trong quá trình snapshot cũng như airdrop token mới. Trong việc thực hiện lần này, giá LUNC và UST sẽ bị ảnh hưởng nhiều, nếu không phải là trader lâu năm chắc chắn những người hiện có LUNC từ trước hay say sự kiện 7/5 cũng sẽ cảm thấy hoang mang.
Sau khi Terra 2.0 được khai sinh, toàn bộ token LUNA cũ sẽ vẫn được giao dịch trên hệ thống sau khi hard-fork tuy nhiên giá trị của những token này gần như không có vì toàn bộ vốn hóa và thanh khoản sẽ được chuyển dịch sang Terra 2.0.
Cuối cùng, bản kế hoạch cứu Terra của Do Kwon cũng quyết định TerraForm Labs sẽ giữ hai mạng lưới chạy song song.
Mạng Terra 2.0 là một chuỗi khối mới, không có stablecoin thuật toán, sử dụng đồng LUNA. Chuỗi khối cũ sẽ chuyển thành Terra Classic, sử dụng LUNC token.
Các sản phẩm ứng dụng vốn có trong hệ sinh thái của Terra sẽ chuyển sang Terra 2.0, đồng tiền sử dụng đối với các dự án trong hệ sinh thái này sẽ là LUNA 2.0 và không có UST.
Trước khi bị các sàn giao dịch tạm khóa, LUNA (phiên bản cũ) được giao dịch quanh mốc 0,00001057 USD – giảm hơn 1 triệu lần so với thời kỳ đỉnh cao ở mức 112 USD/LUNA.
LUNC và UST sẽ được niêm yết trở lại tùy theo kế hoạch của các sàn giao dịch, có thể từ ngày 30/5 hoặc thậm chí lâu hơn.
Đối với những người sở hữu LUNA 2.0, ai giữ LUNC trước ngày 7/5 sẽ được chia 35%/LUNA mới, và con số này là 25%/LUNA mới với những người mua đồng tiền ồn ào này sau ngày 8/5.
TerraForm Labs sẽ không đơn độc khi có nhiều nguồn tài trợ cam kết tái lập dự án và phát triển hệ sinh thái.
Nhìn lại cú sập kinh hoàng của LUNA “cũ”
Ở những ngày tháng hoàng kim, giá của LUNA – token gốc của Terra tăng trưởng đều đặn 35%/tuần và từng ATH ở mức 120 USD/LUNA, tổng giá trị vốn hóa đạt 38,4 tỷ USD và chưa bao giờ trượt chân trong top 10 dự án tiền mã hóa hàng đầu sàn giao dịch crypto.
Ngày 13/5, giá token LUNA đã giảm hơn 99% dẫn đến việc mạng lưới blockchain này tạm dừng hoạt động.
Thuyết âm mưu được đặt ra trong thời gian rực lửa này chính là việc có một nhân vật X bí ẩn đứng sau thực hiện 1 giao dịch bán khống và hưởng lợi 800 triệu USD.
Nhân vật X đã làm như thế nào?
Nhân vật X (được cho là Blackrock và Citadel) sẽ mượn tạm tài sản, trong trường hợp này là 100.000 Bitcoin. Sau đó X âm thầm bán đi số Bitcoin này để mua UST.
Thị trường tài chính biến động, FED tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát, các nhà đầu tư tháo chạy khỏi khối tài sản rủi ro, X đã liên hệ với Terra để “mời mua” Bitcoin với giá ưu đãi và trả bằng UST.
Terra chấp nhận thương vụ.
Lúc này 1 lượng lớn UST bị dịch chuyển khiến thanh khoản đồng tiền này mất cân bằng. Trong khi đó, X đặt lệnh bán hết Bitcoin cùng UST tạo forced-selling cực mạnh đối với BTC và UST.
Sau đó X đã mua lại Bitcoin với giá rẻ hơn để hoàn trả khoản vay trước đó đồng thời bỏ túi số tiền chênh lệch khổng lồ ước tính lên tới 800 triệu USD.
Anchor bị gọi tên khi nắm giữ 1 lượng lớn LUNA trả lợi nhuận thực tế lên tới 20%. Cú trượt giá mạnh sẽ kích hoạt làn sóng rút tài khoản (bank-run) vượt quá mức chịu đựng của Anchor.
Hơn 1 tỷ USD đã được đẩy vào thị trường để cứu LUNA nhưng mọi thứ đều không ngăn được đám cháy ngày một lan rộng. LUNA bị bán tháo và mất hết giá trị.
Trước giờ hủy diệt, Terraform Labs đã không còn khả năng chống đỡ những cuộc tấn công.
Đồng UST được thiết kế ổn định giá neo tỷ lệ 1:1 với USD cũng bị sập khi chỉ còn 0,1 USD.
Sự sụp đổ của LUNA và UST gây ra làn sóng chấn động trong toàn ngành, đẩy nhanh sự sụt giảm của giá Bitcoin, buộc các nhà quản lý phải ngồi nhìn lại về các điều luật gia hạn sự tồn tại của loại tài sản rủi ro này.