Tổng thống Joe Biden: “Suy thoái kinh tế là điều không ngoại lệ”

Ông Biden khích lệ: “Đừng tin vào những cảnh báo, họ hãy tin vào những điều chính xác”.

“Suy thoái kinh tế là điều không ngoại lệ” là phát ngôn mới nhất của Tổng thống Joe Biden trước tình trạng lạm phát cao nhất lịch sử nước Mỹ.

Niềm tin của người dân Mỹ

Tổng thống Joe Biden cho hay người dân nước Mỹ đã “thất vọng” sau 2 năm sống chung cùng đại dịch Covid-19. Nền kinh tế biến động, giá xăng lên cao nhất trong lịch sử đã khiến bảng thu chi của các hộ gia đình biến động. Ông chủ nhà Trắng nhấn mạnh rằng sự suy thoái kinh tế là “điều không thể tránh được” đồng thời hy vọng rằng nước Mỹ sẽ hoàn toàn đủ tự tin để vượt qua cơn bão này.

Cuộc nói chuyện dài hơn 30 phút với AP, Tổng thống không quên nhấn mạnh về nỗi đau kinh tế bị tàn phá cùng vết sẹo dài in hằn trong tiềm thức của người dân nước Mỹ kể từ sau đại dịch Covid-19.

Tổng thống Joe Biden nói: “Chúng ta đã thất vọng, mọi thứ trở nên khó chịu, nhưng những điều đó là hậu quả của đại dịch đã xảy ra – một cuộc khủng hoảng do Covid-19”.

“Điều đầu tiên, lạm phát là điều chắc chắn xảy ra. Thứ hai, chúng tôi đang ở vị thế tốt nhất hơn bất cứ quốc gia nào trong cuộc chiến chống lạm phát”.

Tâm lý tiêu cực của người dân đã ảnh hưởng đến tâm lý kinh tế, giá cả tăng lên mức kỷ lục và tình trạng lạm phát leo thang đã và đang đe dọa vị trí của đảng Dân chủ trước việc kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.

Tổng thống Joe Biden sẽ giải quyết câu chuyện lạm phát thế nào và nước Mỹ có bước vào giai đoạn suy thoái hay không?

Trong cuộc thăm dò mới nhất vào ngày 15/6, tỷ lệ ủng hộ ông Biden đã giảm xuống dưới mức 50% kể từ tháng 8 năm ngoái. Đây là dấu hiệu không may mắn dành cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 8/11.

Tổng thống lạc quan với chỉ số sức mạnh việc làm tại Mỹ khi tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 3,6%. “Chúng ta không né tránh, chúng ta mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong cuộc chiến chống lại lạm phát”, ông chủ phòng Bầu Dục nhấn mạnh.

Nước Mỹ đang đối diện với cơn khủng hoảng niềm tin trước tương lai có thể trở thành ngòi nổ phá hủy mọi cấu trúc nội tại của Mỹ, để trấn an, Tổng thống cho hay ông muốn dành cho nước Mỹ sự kiên cường và dũng cảm hơn bao giờ hết.

“Phải tự tin, hãy tự tin, chúng ta đang ở trên vị thế tốt nhất mà không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có được”.

Lạm phát – niềm tin – xung đột

Theo một cuộc thăm dò hồi tháng 5 của Associated Press-NORC, chỉ có 39% người trưởng thành ở Mỹ đồng thuận về thành tích của ông Biden. Nói theo cách khác, cứ 10 người thì có 2 người cho rằng nước Mỹ đang đi đúng hướng.

Tổng thống đưa ra nhiều khó khăn mà ông và nội các phải đối mặt, Mỹ cần phải hành động trong cuộc xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.

Mặc dù các lệnh trừng phạt Nga đang khiến thị trường lương thực và năng lượng bị đặt trong mức cảnh báo mang đến sự rủi ro cho chính tổng thống đương nhiệm, tuy nhiên, ông Biden vẫn kêu gọi các doanh nghiệp dầu mỏ cần tăng sản lượng bởi nhu cầu trước mắt.  

Khi được hỏi lý do tại sao Tổng thống lại mạnh tay đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Moscow, ông Biden cho hay những tính toán của mình là với tư cách 1 Tổng tư lệnh chứ không phải 1 nhà chính trị gia.

“Tôi là Tổng thống Mỹ….đó không còn là vấn đề chính trị của riêng tôi, nó là những điều tốt nhất đối với đất nước của tôi. Không phải chuyện giễu cợt. Điều gì sẽ xảy ra khi tổ chức quân sự mạnh nhất – NATO rút lui một cách vô trách nhiệm trước sự hung hăng của Nga?”, Tổng thống kiên quyết.

Biden tiếp tục lập luận rằng các doanh nghiệp dầu mỏ lớn đã được hưởng lợi từ việc giá năng lượng tăng cao mà không cần gia tăng sản lượng và cho rằng họ “đừng chỉ biết nghĩ đến bản thân”.

Chỉ số CPI tăng 8,6% trong tháng 5 – mức tăng mạnh nhất trong hơn 40 năm. Các quan điểm đối lập đang lên án gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Nhà Trắng cuốn nước Mỹ vào vòng xoáy lạm phát.

Ông Joe Biden phản đối những quan điểm cho rằng nguyên nhân lạm phát bắt nguồn từ chính sách viện trợ Covid-19, không có bằng chứng xác thực nào chứng minh những điều đó. Các quốc gia khác đều phải hứng chịu việc tăng giá sản phẩm khi nền kinh tế mở cửa sau đại dịch Covid-19.

Song, ông Biden thừa nhận rằng quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen “sức chi tiêu là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát”.  

Lạm phát leo thang thực sự là 1 bài toán khó dành cho Tổng thống. Ông Biden ưu tiên phủ kín tỷ lệ thất nghiệp trong khi đó FED tăng lãi suất cơ bản lên mức 75% với hy vọng kéo chậm tốc độ lạm phát xuống chỉ còn 2%.

Việc FED mạnh tay thắt chặt chính sách kinh tế đã khiến thị trường tài chính lao đao, nhiều chuyên gia cảnh báo về một cuộc suy thoái sẽ đến trong năm tiếp theo. Ông Biden khích lệ: “Đừng tin vào những cảnh báo, họ hãy tin vào những điều đã thực hiện được”.

Trước những hạn chế chính trị – kinh tế, ông chủ Nhà Trắng cho hay “Tôi không thể hoàn thành tất cả”.

Exit mobile version