MACD được phát minh vào năm 1979 bởi Gerald Appel là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất trong giao dịch. Nó được các nhà giao dịch trên thế giới đánh giá cao vì tính đơn giản và linh hoạt khi có thể là chỉ báo xu hướng hoặc động lượng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ phân tích 5 chiến lược giao dịch sử dụng chỉ báo kỹ thuật MACD để nâng cao hiệu quả giao dịch.
MACD là gì?
MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. Đây là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật.
Với vai trò là chỉ báo động lượng theo xu hướng, MACD sẽ quan sát động lượng của một loại tài sản để xác định xem nó đang trong xu hướng tăng hay giảm. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng MACD để xác định tín hiệu giao dịch và cơ hội giao dịch.
Chỉ báo MACD có cấu tạo khá phức tạp gồm 4 phần khác nhau. Mỗi một phần trong chỉ báo đều mang đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
- Đường MACD: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA): EMA 12 – EMA 26
- Đường tín hiệu: Là EMA 9 của MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường:
- Biểu đồ histogram: Thể hiện sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
- Đường Zero đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng.
Các thanh của histogram cao hơn khi hai đường MACD và đường tín hiệu di chuyển xa nhau; các thanh histogram ngắn dần khi hai đường MACD và đường tín hiệu gần nhau.
Đường trung bình động hàm mũ EMA phản ứng nhanh hơn só với đường trung bình động giản đơn SMA. Do đó, đường MACD được đại diện bởi đường EMA 12 và đường EMA 26.
Chiến lược giao dịch sử dụng MACD
Crossover – MACD và đường tín hiệu giao nhau
Trong trường hợp này, MACD và đường tín hiệu có thể được sử dụng như Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator, điểm giao nhau giữa hai đường sẽ cung cấp tín hiệu mua hoặc bán.
- Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD (đường nhanh) cắt đường tín hiệu (đường chậm) từ dưới lên trong ngắn hạn.
- Tín hiệu bán xuất hiện khi đường MACD cắt đường tín hiệu đi xuống.
Vì bản chất, chiến lược crossover thể hiện tín hiệu chậm bởi nó dựa trên việc chờ đợi một chuyển động xảy ra trước khi mở một vị thế.
Trong thị trường xu hướng yếu, vấn đề lớn nhất của MACD là giá có thể đạt điểm đảo chiều vào thời điểm tín hiệu được đưa ra – tín hiệu giá sai.
MACD Histogram
Biểu đồ histogram với các thanh thể hiện sự khác nhau giữa đường MACD và đường tín hiệu đóng vai trò khá quan trọng trong MACD. Histogram sẽ tăng cao hơn khi thị trường giá cả hoạt động mạnh về một hướng và giảm khi thị trường di chuyển chậm dần.
Trong biểu đồ trên, cả hai đường trung bình động di chuyển càng xa nhau thì các thanh trên histogram di chuyển càng xa đường zero.
Sau khi giai đoạn tăng trưởng mạnh đầu tiên kết thúc, biểu đồ có thể xuất hiện hình dạng bướu lạc đà, đây là dấu hiệu cho thấy các đường trung bình động đang thắt chặt trở lại, dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của crossover.
Đường giao cắt zero và MACD
Trong chiến lược này, chúng ta sẽ xem xét đường zero line cắt bất kỳ đường EMA. Nếu đường MACD cắt đường zero từ dưới đi lên, xu hướng tăng giá được hình thành. Ngược lại, nếu MACD cắt đường zero đi trên xuống, xu hướng giảm giá được hình thành.
Bởi vì đây là tín hiệu chậm nhất trong ba tín hiệu, bạn sẽ quan sát ít tín hiệu hơn và ít đảo ngược sai hơn. Khi MACD cắt lên trên đường zero, bạn có thể mua – hoặc đóng một giao dịch bán khống – và khi MACD cắt đường zero đi xuống, hãy đặt lệnh SELL – hoặc đóng một vị thế mua.
Do chiến lược này có tính chậm, các nhà đầu tư vào giao dịch cần thận trọng khi sử dụng nó trong thị trường biến động (choppy market). Tuy nhiên, nó có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy.
MACD và Relative Vigor Index
Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) đo lường sức mạnh của một xu hướng bằng cách so sánh giá đóng cửa của tài sản với phạm vi giao dịch của nó và đơn giản hóa kết quả. Chỉ số này được tạo ra dựa trên ý tưởng rằng trong một thị trường tăng giá thì giá đóng cửa thường sẽ cao hơn giá mở cửa. Ở khía cạnh này, RVI khá giống với chỉ báo Stochastic Oscillator. Sự khác biệt giữa hai chỉ báo này là RVI so sánh giá đóng cửa với giá mở cửa, không phải với mức giá thấp.
- Nếu chỉ số RSI cùng với RVI đi vào vùng quá bán và vượt quá 70% thì đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự tăng giá sẽ sớm kết thúc và bắt đầu một quá trình ngược lại.
- Nếu cả RSI và RVI cùng xuống dưới 30%, nói cách khác là ở trong vùng quá mua, thì cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự tăng giá.
Kết hợp cả MACD và RVI sẽ xác nhận xem động lượng hoặc sức mạnh của xu hướng mạnh hay yếu. Nếu một trong chỉ báo giao nhau, nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi xem chỉ báo còn lại có giao nhau nữa không.
MACD và Money Flow Index
Chỉ báo dòng tiền MFI Money Flow Index (MFI) giao động từ phạm vi 0 đến 100 và cung cấp cho trader 3 tín hiệu để giao dịch là quá mua /quá bán, tìm phân kỳ/ hội tụ, xác định xu hướng giá.
Trong chiến lược này, chúng ta kết hợp tín hiệu giao nhau giữa chỉ báo MACD và vùng quá bán/quá mua của MFI.