Cảnh sát địa phương đã tịch thu các tài sản tiền điện tử bao gồm ETH, USDT và FIL sau khi triệt phá âm mưu lừa đảo Filecoin (FIL).
Quyết tâm bài trừ tiền điện tử ra khỏi lãnh thổ, sau khi mạnh tay đẩy các sàn giao dịch, tổ chức đào coin, mới đây cảnh sát Trung Quốc đã tịch thu lượng tiền mã hóa trị giá hơn 400 NDT (khoảng 62,5 triệu USD) sau khi triệt phá một âm mưu lừa đảo đào Filecoin (FIL).
Cụ thể, cảnh sát thành phố Từ Châu của Trung Quốc đã bắt giữ 31 người với cáo buộc tiến hành âm mưu lừa đảo ponzi núp bóng IPFSUnion – một công ty chế tạo máy đào Filecoin.
IPFSUnion cho biết trong rằng những người đã mua thiết bị bằng tiền bị cáo buộc là bất hợp pháp đồng thời chủ động tích cực hỗ trợ cảnh sát điều tra. Không biết IPFSUnion có liên quan đến âm mưu nói trên hay không nhưng việc có hay không cho phép các đại lý bán khống thiết bị cho nhà đầu tư sẽ cần được lực lượng chức năng kiểm tra thêm.
Được biết, công ty hiện đã giới hạn số lượng máy đào trong các trung tâm dữ liệu ở mức được cảnh sát cho phép và mọi thứ chỉ được khôi phục lại sau khi cuộc điều tra kết thúc.
Protocol Labs sau đó đã phải đăng thông báo rằng họ chưa bao giờ ủy quyền cho hoạt động bán thiết bị đào tiền đứng tên công ty cả. Ngoài số tang vật và 31 đối tượng trên, cơ quan điều tra còn thực hiện bắt giữ các nghi phạm tại nhiều thành phố lớn khác gồm Thượng Hải, Vũ Hán và Thâm Quyến.
Nói qua về IPFSUnion, đây là đơn vị nằm trong top 10 công ty đào Filecoin lớn nhất tính theo khả năng khai thác. Filecoin được phát triển bởi Protocol Labs, năm 2017, công ty đã huy động 200 triệu USD để xây dựng Filecoin – FIL.
IPFSUnion cung cấp máy đào và năng lượng cho các bên người dùng, công ty được nhận khoản đầu tư công khai từ chính quyền thành phố Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến).
Đây không phải là lần đầu tiên mà Filecoin – một dự án tiền mã hóa có gốc Trung Quốc bị lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo.
Từ lâu, chính phủ Bắc Kinh đã bày tỏ rõ quan điểm về tiền điện tử: Thông cáo từ chính phủ Bắc Kinh nêu rõ: “Tiền ảo không có giá trị thực và giá tiền ảo quá dễ bị thao túng, các hợp đồng giao dịch tiền ảo không được pháp luật Trung Quốc bảo vệ”.
Cuối tháng 9, sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm thì hoạt động khai thác đào Bitcoin trên toàn cầu đã giảm hơn 1/3 nhưng sau đó đã dần phục hồi. Cụ thể, lượng giảm 38% ghi nhận hồi tháng 6,7,8 đã hồi phục khoảng 20%.
Vị trí đứng đầu bản đồ hashrate đào Bitcoin đã thuộc về Mỹ. CCAF xác minh, ước tính đến tháng 8, Mỹ đang nắm giữ đến 42,7 EH/s hashrate, chiếm 35,4% hoạt động khai thác toàn cầu. Xếp sau đó là các quốc gia Kazakhstan (18,1%), Nga (11,2%) và Canada (9,6%). Trước đó, Trung Quốc chiếm gần 80% giao dịch tiền ảo mặc dù bị cấm.
Kể từ tháng 5, 1 tuần sau lệnh cấm triệt để tiền điện tử của chính phủ Bắc Kinh, tỷ lệ hash-rate đào Bitcoin của Trung Quốc đã giảm về 0 sau lệnh cấm của chính quyền. Các tổ chức sàn giao dịch ngừng hoạt động, thợ đào nước này phải ngừng hoạt động hoặc ồ ạt di chuyển ra nước ngoài.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Tổng hợp)