Ít nhất, Ukraine đã chịu thiệt hại 68 tỷ USD trong cuộc xung đột quân sự với Nga.
Ukraine chịu thiệt hại 68 tỷ USD
Các tòa nhà ở Ukraine chìm trong khói bụi và đổ nát, cảnh vật hoang tàn bởi khói súng và những mảnh kim loại tứa ra trong đổ nát.
Theo những phân tích ban đầu của trường Đại học Kinh tế Kiev, Ukraine đang phải hứng chịu sự thiệt hại vật chất ước tính 68 tỷ USD (con số tính đến ngày 1/4/2022), tương đương 1/3 tổng giá trị quốc nội của đất nước Đông Âu này.
Các thành phố bị quân đội Nga bao vây, chiếm giữ như Chernihiv và Mariupol thiệt hại nặng nề.
Các con đường bị đào xới chịu thiệt hại 28 tỷ USD, cầu gãy, bến cảng bị tàn phá, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại. Tổng giá trị lên tới gần 58 tỷ USD.
Khoảng 196 cơ sở chăm sóc y tế bị phá hủy, chính quyền nước này ước tính phải chi 2 tỷ USD để phục hồi lại. 300 trường mầm non bị sụp đổ hoàn toàn với tổng thiệt hại lên tới 26 triệu USD.
Tuy nhiên, đó chưa phải là con số cuối cùng khi những thiệt hại về vật nuôi, hoa màu, cây trồng, nhà cửa, năng lượng, số lượng người dân sơ tán (2,7 triệu người),..
Ukraine sẽ phải đối mặt với vấn đề thâm hụt nhiên liệu trong những tuần tới do bị hạn chế về nhập khẩu. Riêng Ukraine tự cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng, 15% dầu diesel và 20% khí hóa lỏng. Tuy nhiên, Ukraine chưa thể cắt “cơn nghiện” khí đốt của Nga khi khoảng 2/3 lượng xăng và nhiên liệu diesel của Ukraine nhập từ Belarus và Nga.
Ukraine phong tỏa các cảng lớn ở Biển Đen và Biển Azov – nơi chiếm gần 70% hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Ukraine là nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới (chủ yếu là hạt có dầu và ngũ cốc), chủ yếu bằng đường biển và đến các nước Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc Kiev bị thiệt hại khoảng 180 triệu USD mỗi ngày và thiếu nguồn cung các mặt hàng quan trọng (chủ yếu là than, xăng và dầu diesel).
Bộ Tài chính Ukraine và KSE ước tính rằng, tổng cộng thiệt hại của Ukraine sau cuộc chiến với Nga có thể lên tới gần 600 tỷ USD – con số gấp 3 lần GDP của nước này trong năm 2021.
Ukraine gánh trên vai những khoản nợ nào?
Năm 1992, nhờ có Nga cam kết gánh khoản tiền trị giá 100 tỷ USD từ thời Liên Xô, Ukraine không có bất kỳ khoản nợ nào với nước ngoài.
Tuy nhiên, sau đó, Ukraine đã khiến tình hình đất nước trầm trọng hơn khi mang về khối nợ khổng lồ hàng chục tỷ USD với phương Tây, trong đó có IMF và EU. Theo thông tin từ Spunik, Ukraine từ một nước có nền kinh tế công nghiệp tiên tiến nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất EU.
Kiev hiện đang nợ IMF hơn 5 tỷ USD, nợ Ngân hàng Tái thiết Phát triển Quốc tế 2,3 tỷ USD, và nợ Mỹ, EU, Canada, Đức, Nhật Bản số tiền hàng tỷ USD. Trong đó, 3/4 tổng nợ được tính bằng đồng USD.
Đồng hryvnia mất giá trị và có mức giao dịch thấp nhất kể từ khi xung đột quân sự với Nga diễn ra.
Vào ngày 25/2, Ngân hàng Quốc gia Ukraine ra tay đóng băng tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ ở mức 29,25 hryvnia/USD đồng thời hạn chế người dân rút tiền mặt tại các cây ATM.
Dự trữ ngoại hối của Ukraine là 27,5 tỷ USD – đây là một con số không đáng kể so với Nga là hơn 630 tỷ USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính GDP của Ukraine sẽ giảm 10% với điều kiện xung đột kết thúc trong tương lai gần. Nếu xung đột kéo dài, nền kinh tế nước này có suy giảm có thể lên tới 25-35%.
Zoe