Ủy ban đã đưa ra những khuyến nghị rõ ràng hơn đối với các DAO, các điều khoản thuế tăng vốn mới và giảm thuế cho các công ty khai thác xanh.
Ủy ban Thượng viện Úc đề xuất các vấn đề thuế trong DeFi
Trung tâm công nghệ và Tài chính (ATFC) trực thuộc Thượng viện Úc vừa lập xong báo cáo thứ 3 và cũng là báo cáo cuối cùng tại Quốc hội với 12 khuyến nghị sâu rộng về các quy định liên quan đến ngành tài sản kỹ thuật số và fintech.
Báo cáo này đề xuất các giấy phép mới cho các giao dịch tiền điện tử cùng với những điều luật mới để quản lý các Tổ chức tự trị phi tập trung, xem xét tổng quan lại vấn đề thuế trong DeFi và giảm thuế cho những người khai thác tiền điện tử sử dụng năng lượng tái tạo.
Về cơ bản, báo cáo đã đưa ra nhận định cho rằng cần có những quy định rõ ràng và chắc chắn hơn để tránh việc gây khó khăn cho những yêu cầu liên quan đến rủi ro tài chính.
Điểm chính của khuyến nghị này là yêu cầu thiết lập Giấy phép thị trường DCE mới cho các sàn giao dịch tiền tệ kỹ thuật số, bao gồm các yêu cầu liên quan đến dự trữ vốn và kiểm toán. Các yêu cầu phải có khả năng mở rộng để các nhà khai thác nhỏ hơn không bị ép ra khỏi thị trường.
Các quy tắc về thuế trên thặng dư vốn nên được cập nhật để cung cấp các thông tin rõ ràng hơn về công việc xử lý thuế đối với tiền điện tử và các công ty đặt cược DeFi. Các đề xuất của Ủy ban đưa ra không giống với hệ thống hiện tại, khi thuế trên thặng dư vốn chỉ nên được áp dụng khi giao dịch tiền điện tử “các kết quả có thể xác định rõ ràng”.
Ủy ban cũng khuyến nghị Bộ tài chính tiến hành đánh giá chính sách về khả năng tồn tại của đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) cũng như đưa ra đề xuất về việc giảm thuế 10% cho những công ty khai báo sử dụng năng lượng tái tạo để giao dịch tiền điện tử.
Khuyến nghị hàng đầu là thiết lập một quy định cấu trúc cho DAO, đề xuất đến quyền sở hữu phi tập trung và quản trị giao thức.
“Các DAO rõ ràng không nằm trong bất kì cấu trúc công ty tại Úc nào… Các quy định này không thể ngăn cản việc thành lập các dự án có quy mô lớn tại Úc.”
Asher Tan, CEO của Coinjar, sàn giao dịch tiền điện tử Úc, đã ca ngợi chủ tịch của Ủy ban, Thượng nghị sĩ Andrew Bragg và đội ngũ về “tư duy hiện đại về cách tiếp cận mà họ đã thực hiện với các đề xuất về cơ cấu này.
“Theo quan điểm của chúng tôi, báo cáo AFTC đã thể hiện một cái nhìn lạc quan, đầy triển vọng khi coi công nghệ blockchain là sự đổi mới mang tính cách mạng. Đồng thời đây cũng là một trong những đổi mới với đầy cơ hội và thách thức.”
Ủy ban đã tham khảo ý kiến từ hàng loạt các chuyên gia và người chơi trong ngành bao gồm tổ chức Blockchain Úc, các sàn giao dịch hàng đầu và các công ty như R3 và Ripple. Các khuyến nghị sau đó về việc bất kỳ khuôn khuôn khổ quy định nào cũng nên có cách tiếp cận “dựa trên rủi ro để xác định được các dịch vụ liên quan đến tài sản kỹ thuật số với mức rủi ro nằm trong kiểm soát”.
Steve Vallas, Giám đốc điều hành của Blockchain Úc cho biết, tổ chức này rất muốn lắng nghe ý kiến phản hồi từ các bên liên quan và ngành công nghiệp về các khuyến nghị của họ.
Thượng nghị sĩ Bragg cho biết, các quy định được đề xuất sẽ giúp Úc trở thành quốc gia dẫn đầu về tài sản kỹ thuật số.
“Ủy ban đã đề xuất một khuôn khổ toàn diện về tiền điện tử để cung cấp thông tin cho các lãnh đạo của Úc. Chúng tôi sẽ cạnh tranh với Singapore, Anh và Hoa Kỳ […] Điều này sẽ thúc đẩy đầu tư và việc làm tại thị trường Úc”.
Sở thuế vụ Úc ước tính có hơn 600.000 người đầu tư vào tài sản kỹ thuật số nộp thuế trong những năm gần đây. Nghiên cứu độc lập cho thấy rằng có khoảng 17% người Úc đang sở hữu tiền điện tử.
Báo cáo này cũng kết luận rằng cần phải có một khuôn khổ quy định rõ ràng để bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư vào Úc và duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu.
“Tiềm năng kinh tế là rất lớn nếu Úc cso thể tạo ra một môi trường hướng tới tương lai cho các sản phẩm tài sản kỹ thuật số mới và đang nổi”.
Nguồn: Cointelegraph