Vấn đề thuế quan toàn cầu đang chuyển mình!
Theo Bloomberg và Reuters, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây cho biết Trung Quốc và Mỹ cuối cùng có thể xem xét giảm một số thuế quan theo cách thức đôi bên cùng có lợi. Bà tin rằng việc giảm thuế quan có thể làm giảm lạm phát.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đã bắt đầu giải quyết vấn đề về thuế quan. Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Mỹ ngày 31/10 thông báo bắt đầu từ ngày 1/1 năm sau, Mỹ sẽ thay thế các mức thuế hiện hành áp lên các sản phẩm thép và nhôm mà EU xuất khẩu sang Mỹ với một hệ thống hạn ngạch thuế quan để giảm bớt tranh chấp về thuế quan đối với thép và nhôm của Mỹ và châu Âu trong ba năm qua. Bước đi này của các nước phương Tây dường như ngầm ám chỉ một cơ hội để nới lỏng các tranh chấp thương mại toàn cầu.
Điều đáng nói là bà Yellen ngày 1/11 cũng tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Biden sẽ sớm quyết định về ứng cử viên cho chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Theo Tân Hoa xã Finance News, ông Biden sẽ sớm đưa ra quyết định về vị trí tiếp theo cho “ghế chủ tịch” Fed và bổ nhiệm một ứng cử viên “có kinh nghiệm và đáng tin cậy”, theo bà Yellen.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc cuối cùng có thể xem xét giảm một số thuế quan theo cách thức đôi bên cùng có lợi
Yellen cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng thuế quan có xu hướng đẩy giá nội địa lên và làm tăng chi phí mà người tiêu dùng và các công ty phải trả từ các nguyên liệu đầu vào như nhôm và thép.
Bộ trưởng Tài chính và các quan chức khác nhấn mạnh rằng giá cả tăng đột biến hiện nay ở Mỹ là kết quả của sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng, nhưng lạm phát sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm 2022.
Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính quyền Biden hủy bỏ các mức thuế mà Cựu tổng thống Mỹ Trump áp đặt. Các quan chức Mỹ đã xem xét hủy bỏ một số mục thuế nhưng vẫn để ngỏ khả năng có thể xem xét giảm một số biện pháp thuế quan.
Khi được hỏi liệu thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc có giúp giảm bớt áp lực lạm phát hay không, bà Yellen nói: “Chúng tôi sẽ xem xét cắt giảm thuế quan hơn nữa. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy kết quả ổn định ở giai đoạn đầu và cuối cùng sẽ giảm một số mức thuế theo cách có đi có lại có thể là một kết quả lý tưởng nhất.”
Theo Tân Hoa xã, sáng 26/10, Lưu Hạc, Ủy viên Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương CPC, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Trưởng đoàn Đối thoại Kinh tế Toàn diện Trung – Mỹ, đã tổ chức một đoạn video gọi điện với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen.
Hai bên đã tiến hành trao đổi thiết thực, thẳng thắn và mang tính xây dựng về tình hình kinh tế vĩ mô và hợp tác trên các lĩnh vực đa phương và song phương. Cả hai bên đều tin rằng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đang ở thời điểm quan trọng, và điều rất quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ là tăng cường thông tin liên lạc và phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về thuế quan bổ sung của Mỹ vào hàng hóa Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt cũng như đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc. Hai bên đồng ý tiếp tục giao lưu.
Đây là lần thứ hai ông Lưu Hạc nói chuyện với quan chức Mỹ trong tháng này. Theo Tân Hoa xã, vào ngày 9/10, ông Lưu đã tổ chức cuộc gọi video với bà Katherine, Đại diện Thương mại của Mỹ.
Trong quá trình trao đổi với bà Katherine, hai bên đã trao đổi thực tế, thẳng thắn và mang tính xây dựng, chủ yếu thảo luận về 3 khía cạnh: Thứ nhất, quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ rất quan trọng đối với cả hai nước và thế giới, trao đổi kinh tế thương mại song phương và hợp tác cần được tăng cường. Thứ hai, hai bên đã trao đổi quan điểm về việc thực hiện hiệp định kinh tế và thương mại Trung – Mỹ. Thứ ba, hai bên đã bày tỏ các mối quan tâm cốt lõi của mình và nhất trí giải quyết các mối quan tâm hợp lý của nhau thông qua tham vấn.
Tranh chấp thuế quan toàn cầu hiện đang xoay chuyển
Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu về vấn đề thuế quan.
Theo CCTV News, ngày 30/10 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raymondo, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan thông báo Mỹ và Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về vấn đề thuế quan đối với thép và nhôm, giải quyết những bất đồng ngoại giao trong thời kỳ cầm quyền của ông Trump.
Ông Trump năm 2018 đã quyết định áp đặt thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm thép và nhôm của Liên minh châu Âu và sử dụng Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại Mỹ. Theo điều khoản này, Tổng thống Mỹ có quyền điều chỉnh thuế nhập khẩu khi hàng hóa nhập khẩu nước ngoài gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Hành động này đã khiến các nước EU áp thuế trả đũa đối với xe máy, rượu whisky, bơ đậu phộng và quần jean do Mỹ sản xuất.
Theo thỏa thuận đã công bố, một số sản phẩm thép và nhôm của EU sẽ không phải chịu thuế khi nhập khẩu vào Mỹ, nhưng thuế quan Mục 232 sẽ không được bãi bỏ hoàn toàn, và EU sẽ bãi bỏ thuế bổ sung trả đũa đối với các sản phẩm của Mỹ. Gina Raimundo cũng cho biết thêm, thỏa thuận cũng yêu cầu tất cả các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ thông qua châu Âu phải được sản xuất hoàn toàn tại châu Âu.
Ping An Securities cho rằng hiện tại, lạm phát đang là điểm đau lớn nhất của nền kinh tế Mỹ, và “lạm phát” đã trở thành chất xúc tác cho sự “trì trệ”. Thứ nhất, giá cả tăng cao kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng, và kỳ vọng lạm phát kìm hãm lòng tin của người tiêu dùng; thứ hai, áp lực lạm phát kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh, và các doanh nghiệp sản xuất và vừa và nhỏ bị ảnh hưởng lớn; thứ ba, vòng xoáy giá cả và tiền lương kìm hãm sự phục hồi việc làm trong ngắn hạn. Chính sức ép về giá trong nước đã kìm hãm xuất khẩu và gia tăng thâm hụt thương mại.
Các mức thuế áp đặt trong thời ông Trump không chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu mà còn làm suy yếu sự ổn định của chuỗi cung ứng. Trong thời ông Trump, một phần lớn thuế quan mà Mỹ áp đặt có thể do người tiêu dùng Mỹ gánh chịu, làm tăng tổng chi phí tiêu dùng hàng tiêu dùng lên 0,5 – 1%. Quan trọng hơn, các sản phẩm bị ảnh hưởng lớn bởi việc tăng thuế quan cũng gặp phải tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh nhu cầu tại Mỹ tăng vọt sau đại dịch. Nguyên nhân sâu xa là do mục tiêu quay trở lại ngành sản xuất Mỹ mâu thuẫn với những đặc điểm mới của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ hậu đại dịch. Ngoài ra, việc áp thuế đã thúc đẩy quá trình định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, kích hoạt các biện pháp chống thuế quan của các đối tác thương mại và tạo ra áp lực lớn hơn cho chuỗi cung ứng quốc tế. Việc điều chỉnh thuế quan có thể là một lựa chọn tất yếu của Mỹ sau khi rút kinh nghiệm từ quá khứ.
Ai là ứng viên sáng giá cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo?
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Fed Powell sẽ kết thúc vào tháng 2 năm sau. Theo Tân Hoa xã Finance News, ngày 1/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen nói rằng bà tin rằng ông Biden sẽ sớm đưa ra quyết định về vị trí kế nhiệm tiếp theo và ông Biden nên bổ nhiệm một ứng cử viên “có kinh nghiệm và đáng tin cậy”.
Theo Reuters, ông Powell vẫn có khả năng cao tái đắc cử chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang FED, nhưng một số nhà đầu tư đang cân nhắc trong trường hợp bất ngờ và sự xuất hiện của một nhân vật mới.
Khi các đảng viên Đảng Dân chủ tiến bộ đưa ra những chỉ trích gay gắt về hiệu suất của ông Powell và các quan chức FED liên tục dính các vụ bê bối giao dịch, tỷ lệ chiến thắng của ông Powell đã giảm đáng kể. Trang web cá cược trực tuyến PredictIt hiện có 76% khả năng ông Powell được Thượng viện Mỹ phê duyệt, tỷ lệ này thấp hơn 90% vào ngày 12/9, nhưng cao hơn 61% vào cuối tháng 9. Xác suất để Thống đốc FED Brainard được đề cử đã tăng từ 6% vào tháng 9 lên 18%.
Bà Brainard được cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đề cử làm thành viên của Hội đồng Dự trữ Liên bang vào năm 2014. Nhiều người tin rằng chính sách của bà Brainard sẽ ôn hòa hơn ông Powell, một phần vì bà ủng hộ việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho đến khi đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc phục hồi việc làm.
Nếu bà Brainard được chọn làm chủ tịch tiếp theo của Fed, Fed có thể tiếp tục chính sách ôn hòa và hoãn việc tăng lãi suất cho đến sau năm 2022. Nhưng các nhà đầu tư và các nhà phân tích chỉ ra rằng nếu lạm phát cao tiếp tục và các hành động của Fed không kịp thời, nó có thể dẫn đến một loạt các đợt tăng lãi suất nhanh chóng trong tương lai.