Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này được xây dựng trên uy tín của bạn để ngân hàng cho vay. Uy tín của bạn sẽ thể hiện qua xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của bạn.
Bạn có thể vay khi cần tiền để lo chi phí cho những mục đích như: cưới hỏi, du lịch, mua những món đồ tiêu dùng… hoặc các nhu cầu khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tài chính của mình.
Đối với hình thức vay tín dụng, hạn mức của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Bạn có thể vay từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng nếu hồ sơ đủ điều kiện ngân hàng. Thời hạn vay cũng khá linh hoạt, có ngân hàng hỗ trợ cho phép bạn vay lên đến 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Lãi suất được tính dựa trên số tiền bạn vay cũng như điều kiện bạn đáp ứng.
Lợi ích của vay tín chấp
- Thủ tục nhanh gọn, không cần tài sản đảm bảo.
- Quy trình duyệt hồ sơ nhanh, dễ dàng được giải ngân.
- Ngân hàng sẽ không tìm hiểu hoặc yêu cầu khách hàng trình bày mục đích vay vốn của khách hàng.
- Số tiền được vay khá cao, thích hợp cho nhu cầu vay tiêu dùng hoặc vay vốn đầu tư nhỏ.
Với gói vay tín chấp này, bạn có thể xem là cách “vay nóng” với ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất vay được siết chặt quản lý và an toàn hơn những tổ chức tín dụng đen.
Lãi suất khi vay tín chấp
Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
Thông thường, bởi những rủi ro do vay tín chấp không có tài sản bảo đảm mang lại rất cao nên lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn vay thế chấp. Tuy nhiên, mức lãi cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính; phụ thuộc vào thỏa thuận với bên vay và mức độ uy tín của người vay…
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Làm sao để được vay tín chấp?
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều mong nhiều khách hàng sử dụng gói vay bên mình. Tuy nhiên, đối với vay tín chấp, mọi ngân hàng đều có quy định cụ thể cho từng trường hợp. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng.
Để được vay bạn cần đáp ứng một số điều kiện căn bản của ngân hàng như:
- Là người có thu nhập cố định và ổn định. Một số ngân hàng chấp nhận mức thu nhập 4,5 triệu đồng/ tháng, cũng có nhiều ngân hàng yêu cầu cao hơn. Bạn sẽ phải nộp bản sao kê chứng thực mức lương này để ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của bạn.
- Không có tín dụng xấu ở ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác. Vì vậy, bạn nên có thói quen sử dụng tài chính đúng đắn tránh bị đánh giá điểm tín dụng xấu.
- Một số điều kiện căn bản như: là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại ngân hàng vay tiền.
- Bạn có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ trả nợ của bạn để có thể duyệt cho vay hay không.
Nếu đã đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trên, bạn hãy tham khảo những ngân hàng cho vay tín chấp tiêu biểu như Sacombank, TPBank VPBank, VIB, ACB, Vietcombank,… Một vài tổ chức tài chính cũng cho bạn vay như FE Credit, Home Credit. Mỗi tổ chức sẽ có thủ tục riêng cho bạn nhưng nhìn chung thì thủ tục vay tín chấp đơn giản hơn nhiều với vay thế chấp.
Vay tín chấp ở đâu? Bằng cách nào?
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính cho khách hàng vay tín chấp. Có thể kể đến: ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Maritime Bank, Standard Chartered, Techcombank, VPBank, FE Credit, Easy Credit, Lotte Finance…
Có nhiều hình thức vay tín chấp như:
- Vay tín chấp theo lương;
- Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu;
- Vay tín chấp theo đăng ký xe;
- Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm;
- Vay tín chấp theo sim;
- Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước…
Để được vay tín chấp, người vay liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty tài chính để được hướng dẫn cung cấp các giấy tờ cần thiết. Bởi mỗi ngân hàng, công ty tài chính, với mỗi gói vay khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ không giống nhau.
Chẳng hạn, nếu cần vay qua lương, người vay chủ yếu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe;
- Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân sự/ Quyết định biên chế;
- Sao kê lương/ Xác nhận lương;
- Giấy đề nghị vay vốn;
- Phương án sử dụng vốn.
Mong rằng với thông tin ViMoney cung cấp trên, đã giúp bạn hiểu rõ thuật ngữ vay tín chấp là gì. Bạn có thể áp dụng hình thức này khi có nhu cầu giải quyết các vấn đề tài chính.