Việc áp dụng Bitcoin ở Venezuela trở nên phổ biến, nhiều thông tin cho thấy người dân giao dịch Bitcoin ở đất nước này bị đánh thuế lên tới 20%.
Venezuela mạnh tay đánh thuế 20% với tiền mã hoá?
Khủng hoảng giá cả và siêu lạm phát khiến người dân Venezuela coi Bitcoin trở thành công cụ tiền tệ cứu cánh, người dân nước này sử dụng Bitcoin khá phổ biến.
Vào tháng 10 năm 2021, một sân bay quốc tế ở Venezuela đã lên kế hoạch chấp nhận tiền điện tử như BTC để mua vé và sử dụng dịch vụ.
Ông Freddy Borges – Giám đốc sân bay quốc tế Maiquetia cho hay: “Chúng tôi sẽ kích hoạt thanh toán tiền mã hóa trong các nền tảng của sân bay quốc tế Maiquetia và các hoạt động thương mại, phối hợp với cơ quan Sunacrip”.
Để kiểm soát tình hình không tiến xa hơn, chính phủ Venezuela đã thông qua một dự luật thuế mới nhằm thu tới 20% tiền thuế từ các giao dịch tiền mã hoá.
Trước đó, quốc hội đã tổ chức thảo luận nhằm đạt đến thoả thuận đánh thuế từ 2% đến 20% đối với các loại tiền mã hoá giống như Bitcoin trong các giao dịch có giá trị lớn. Các loại tiền này không được phát hành bởi Venezuela.
Trong tuần trước, các công ty và doanh nghiệp khai thác, giao dịch bằng Bitcoin phải trả khoản thuế lên tới 20%.
Đề xuất mới về thuế tiền mã hoá được đưa ra nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiền tệ chính thống (hiện đã mất 70% giá trị vào năm 2021, giảm toàn bộ giá trị trong 10 năm gần đây).
Dự luật yêu cầu: “Cần đảm bảo sự công bằng giữa các giao dịch sử dụng tiền mã hoá, ngoại tệ, tiền kỹ thuật số do Venezuela phát hành và tiền tệ chính thống”.
Siêu lạm phát ở Venezuela và cánh cửa tiền điện tử
Venezuela đang trải qua giai đoạn siêu lạm phát trầm trọng đến mức quốc gia này phải xóa đi 6 con số trên đồng tiền truyền thống bolivar.
Tỷ lệ lạm phát của Venezuela trong năm 2020 được ghi nhận là 2.959,8%, trong khi trong năm tháng đầu năm 2021 lạm phát cũng đã lên tới 264,8%. Đây chính là lý do nhấn chìm nền kinh tế từng được coi là tiềm năng với nguồn dầu mỏ lớn nhất ở khu vực Mỹ La-tinh.
Đây là năm thứ 7 liên tiếp Venezuela rơi vào suy thoái khiến cho đồng nội tệ Bolivar dường như mất hoàn toàn giá trị và người dân thường sử dụng đồng USD để thực hiện các giao dịch “ngoài luồng”.
Hiện đồng tiền mới Bolivar chỉ gồm các mệnh giá 5, 10, 20, 50 và 100 bolivar, trong khi tiền xu sẽ chỉ có loại mệnh giá 1 bolivar. Có nghĩa là 1.000.000 bolivar nay chỉ còn giá trị bằng 1 bolivar.
Một số chuyên gia cho rằng biện pháp mới này là một quyết định cần thiết khi các quy trình xử lý kế toán của các công ty đang ngày càng trở nên phức tạp một cách phi lý do có quá nhiều số 0 trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát phi mã vẫn chưa có dấu hiệu được ngăn chặn.
Thế nhưng có vẻ đồng bolivar kỹ thuật số mới không mang lại hiệu suất như mong đợi vì nó nhanh chóng mất giá trị chỉ vài giờ sau khi đó, mất 20% giá trị so với đồng USD.
Bởi lý do trên, ngày càng nhiều người Venezuela đang xem xét sử dụng tiền mã hoá như một công cụ tiết kiệm và đầu tư thay thế bên cạnh USD Mỹ – đồng tiền được coi là tiền tệ cứu rỗi đất nước.
Venezuela là đất nước cho phép hợp pháp hóa hoạt động khai thác Bitcoin. Tuy nhiên, vào tháng 8 vừa qua, quốc gia này đã bắt buộc đóng cửa các hoạt động khai thác tiền điện tử quy mô lớn bằng cách tạm ngừng cung cấp điện cho tất cả các thợ khai thác đã đăng ký trong lãnh thổ.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào được đưa ra, nhưng theo các nguồn tin ẩn danh, các quan chức có thể đã rút khỏi hoạt động khai thác Bitcoin ở Carabobo do mức tiêu thụ năng lượng quá lớn trong khu vực công nghiệp.
Zoe Nguyen (Nguồn Cointelegraph)